Một người được cho là đồng tính khi anh ta/cô ta thích một người cùng giới tính với mình. Tôn giáo cực đoan tin rằng, với một người đồng tính luyến ái, họ có thể đảo ngược lại “cách mình sinh ra” bằng cách trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, đây là quan điểm gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, cách điều trị tâm lý nhằm tái định hướng tình dục này là không hiệu quả, trái với đạo đức và vô cùng độc ác.
Đồng tính có phải là một căn bệnh?
Nhiều nhà khoa học về tình dục tin rằng, trước đây không có trường hợp người đồng tính cố gắng thoát khỏi chính mình. Vì có thể là do một số người đồng tính khác tác động để mở rộng cộng đồng giới tính của mình. Heather Hoffmann - giáo sư tâm lý học - người chủ trì chương trình khoa học thần kinh tại trường ĐH Knox (Galesburg, Illinois) cho rằng: “Nếu muốn, người đồng tính có thể thay đổi hành vi và giới tính đang có của mình”.
Nhiều nhà khoa học khác cũng tin tưởng rằng, đồng tính luyến ái là... một căn bệnh và nó nên được chữa khỏi bằng các liệu pháp tâm lý, thường gọi là trị liệu đền bù (reparative therapy), nhằm nỗ lực tái định hướng những người đồng tính có xu hướng tình dục với người khác giới.
Một số nhóm tôn giáo có niềm tin mạnh mẽ rằng, đồng tính luyến ái là vi phạm các điều luật trong Kinh Thánh và các văn bản tôn giáo khác. Họ cần phải được chữa trị bằng các biện pháp trị liệu, kể cả cầu nguyện.
Các biện pháp trị liệu đền bù được giới hạn trong 3 lĩnh vực: Thuyết phục người lưỡng tính hạn chế các hoạt động tình dục của họ với các thành viên đồng giới tính; thuyết phục người đồng tính trở thành độc thân; thuyết phục người đồng tính nam và đồng tính nữ để cố gắng duy trì mối quan hệ tình dục khác giới, trong khi giữ lại định hướng đồng tính của họ.
Lập luận của các nhà khoa học…
Những biện pháp trị liệu này vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía những nhà tâm lý học và các tổ chức y tế. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association - APA) cho rằng: Đồng tính không phải là bệnh.
Khuynh hướng tình dục của con người là điều không thể lựa chọn, nó được hình thành có tính liên tục từ khi một cá nhân còn nhỏ cho đến tuổi đầu trưởng thành. Như thế, đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay không đồng tính (dị tính) đều là những khuynh hướng bình thường và cần được tôn trọng như nhau.
Việc bắt hoặc thuyết phục người đồng tính thay đổi là điều không thể, một số người sẽ cảm thấy sức ép phải thay đổi, cố gắng làm cái điều mà mình không thể thường dẫn đến trạng thái bị stress hay tuyệt vọng.
Những nghiên cứu mới nhất vào tháng 6/2012 chỉ ra rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính nam/nữ bình thường. Vì vậy, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến hiện tượng đồng tính. Do đó không thể sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý để tác động bên ngoài hiện tượng được.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, chỉ nên kết luận đồng tính luyến ái là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận đó là sự biến thái hay suy đồi đạo đức.
Năm 1973, APA đã chính thức rút tên “bệnh đồng tính” ra khỏi danh mục các rối loạn tâm thần trong sổ tay chẩn đoán của họ. Hai năm sau đó, APA đưa ra văn bản hướng dẫn những điều căn bản mà các nhà tâm lý học cần làm việc với các thân chủ đồng tính.
Tạm kết
Đồng tính không phải là bệnh, vì vậy, sẽ không có khái niệm “chữa bệnh đồng tính”. Bất kỳ can thiệp nào về chuyên môn như tâm lý trị liệu, tham vấn tâm lý, hay những chương trình của các tổ chức tôn giáo đều không thể thay đổi khuynh hướng đồng tính của những người này, thậm chí bị coi là độc ác và đi ngược lại đạo đức.