Nối tiếp chủ đề "Ngày đen tối", chủ đề "Sự phi lý" mang đến góc nhìn đề phòng của nước Mỹ sau 11/9. Lấy sự đau thương và trớ trêu của diễn biến hậu 11/9 để biến thành tác phẩm nghệ thuật, các nghệ sĩ đã đem đến câu chuyện đáng suy ngẫm qua bức họa dưới đây.
“Rắc rối” – Tác giả John Osgood
Bức họa được sơn bằng màu acrylic trên nền vải bạt đã thể hiện quan điểm của tác giả về sự thay đổi của Thế giới kể từ sự kiện 11/9. Dựa trên câu chuyện có thật về một phụ nữ cao tuổi buộc phải vứt đi tấm bỉm dành cho người lớn tuổi để được đi qua hàng rào an ninh, John Osgood đã hoàn thành tác phẩm của mình. Trước đó, các kẻ tấn công đã lợi dụng điểm này để lọt qua rào cản an ninh. Sau sự kiện này, nước Mỹ đã tăng cường cảnh giác để chắc chắn việc đó sẽ không xảy ra một lần nữa. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi đâu là giới hạn?
Tác phẩm dựa trên một câu chuyện có thật.
Chủ đề nghệ thuật tiếp theo mang tên "Lời khẳng định". Đây được coi như tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống hậu 11/9.
1. Không tên – Tác giả Martha Rich
Sống trong một thành phố lớn, việc bạn “nghe lỏm” được các cuộc hội thoại của mọi người diễn ra rất thường xuyên, ngay cả khi chúng ta không cố ý. Các cuộc trò chuyện có thể trở nên tốt hơn hay xấu đi, tất cả chỉ vì sự diễn giải không rõ ràng hoặc hiểu nhầm ý. Sau ngày 11/9, mọi người đã chọn cho mình những cách sống khác nhau. Có người lớn lên trong sợ hãi và thù hận, trong khi người khác nắm lấy cuộc sống với tình yêu thương và hạnh phúc. Nhưng cũng có nhiều người lợi dụng sự đau khổ và mất mát của người dân. Và cũng có người dũng cảm, chiến đấu và hy sinh.
Dù có chuyện gì xảy ra thì cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, bất kể theo chiều hướng nào.
Ngôn ngữ và các đoạn hội thoại từ lâu đã trở thành nội dung công việc chính của tác giả.
2. “Từ lóng mới” – Tác giả Marcus Kenney
10 năm sau thảm hoạ ngày 11/9, nhiều từ đã được thêm vào ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày. Không chỉ người lớn mới biết đến nó, trẻ em giờ cũng được nghe qua những từ lóng của thế hệ cũ. Rõ ràng, ngày 11/9 đã tác động sâu sắc đến văn hoá của mọi người.
Hàng loạt từ lóng mới đã ra đời sau sự kiện 11/9.
3. “Gốc rễ ” – Tác gả Xi Zhang
Sau ngày 11/9, mọi người bắt đầu sống trong bất an và sợ hãi. Sự thay đổi triệt để đã định hình lại mối quan hệ giữa quốc gia và nhân dân. Sống trong thời đại này, tác giả thấy rằng mọi sự khủng khiếp có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi thông tin đang bùng nổ trên Internet cùng các phương tiện truyền thông.
Nếu trung tâm là hình ảnh chứa chất nỗi hoang mang thường trực trên khuôn mặt người dân Mỹ thì ở dưới, tác giả giải thích nguyên nhân dẫn đến vụ tấn công, các cuộc chiến tranh vô cùng dễ hiểu, xúc tích.
Gốc rễ của chiến tranh là đây.
4. “Bà chủ” – Tác giả Judy Gelles
Sau ngày 11/9, những người Hồi giáo dường như đã bị “ấn tượng hoá”. Trong chuyến du lịch Ai Cập hồi năm ngoái, tác giả nhận thấy trang phục của những người phụ nữ Hồi giáo là sự pha trộn đầy nghịch lý giữa trang phục truyền thống và thời trang hiện đại. Họ không chỉ bị ảnh hưởng bởi truyền thống tôn giáo mà còn bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một trong những hình ảnh tác giả chụp được, kết hợp hình ảnh của người phụ nữ với các biểu tượng thời trang trên các bảng quảng cáo xung quanh. Tất cả giúp bạn nắm bắt được tính hai mặt trong cuộc sống của những phụ nữ.
Chân dung một phụ nữ Hồi giáo đầy ấn tượng.
(Còn tiếp)