Mới đây, các chuyên gia của NASA vừa công bố bức hình các cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Trong số đó, sự co hẹp và "biến hình" của đốm đỏ bí ẩn trên
Sao Mộc bất ngờ rực sáng trắng được chú ý hơn cả.
Vết đỏ lớn của Sao Mộc là một cơn bão xoáy, xuất hiện trong những bức ảnh của hành tinh khổng lồ nổi bật như một con mắt màu đỏ đậm trong những lớp xoáy màu vàng nhạt, cam và trắng từ khoảng 300 - 400 năm nay. Cùng với đó, gió trong cơn bão cuồng nộ của Sao Mộc có tốc độ cực kỳ khủng khiếp, đạt tới vài trăm kilomet mỗi giờ.
"Nốt ruồi đỏ"của Sao Mộc đang dần thu hẹp từ hình bầu dục trở thành một vòng tròn. Vào thập niên 1800, các chuyên gia ước tính độ rộng của vết đỏ lớn này khoảng 41.000km - đủ "hoành tráng" để có thể đặt ba Trái đất ở cạnh nhau.
Sao Mộc chứa gần như hoàn toàn hydrogen, helium.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 1980, tàu không gian của NASA đã đo lại đốm nhỏ này và nhận thấy, đường kính của nó đã thu về khoảng 23.335km.
Những hình ảnh mới đây được ghi lại bởi kính viễn vọng Subaru - nằm trên đỉnh Mauna Kea cho thấy vết đỏ này đã thu nhỏ hơn và không còn màu đỏ như trước.
NASA cho rằng, có lẽ chính bởi một vài yếu tố trong thượng tầng khí quyển của hành tinh đã khiến cho vết đỏ của sao Mộc không còn rực rỡ như trước. Giả thuyết trước đó được đưa ra là, đốm đỏ trên Sao Mộc thực chất là những vệt bị "cháy nắng".
Theo các chuyên gia thiên văn học, việc thu thập hình ảnh của Sao Mộc sẽ được thực hiện 1 - 2 lần trong một thập kỷ và phát hiện này khiến cho không ít các nhà nghiên cứu bất ngờ. Việc tìm hiểu những thay đổi vết đỏ lớn của Sao Mộc sẽ giúp cho các chuyên gia có cái nhìn kỹ hơn về Mộc tinh.
Nguồn: Dailymail