Chúng ta hãy thực hiện một hành trình vòng quanh trái đất và tìm hiểu về niềm tự hào to lớn này tại các nước nhé.
+ Trường cấp II Hồ Chí Minh ở tỉnh Jarugo (được thành lập năm 1974).
+ Trường cấp I Bác Hồ ở Lahabana (khánh thành năm 1976).
Đây chính là những địa điểm đại diện cho tình bằng hữu, tình cảm mà nhân dân hai nước muốn hướng về nhau. Đồng thời nó cũng thể hiện niềm kính trọng, biết ơn của nhân dân Cuba đối với Hồ Chí Minh.
Mêxicô
Hiện nay, tại đất nước Mêxicô cổ kính và huyền bí này, cái tên Hồ Chí Minh chắc hẳn rất quen thuộc.
+ Tượng Hồ Chí Minh tại thành phố Mêxicô
Ngày 16/01/2009, thị trưởng thành phố Mêxicô – Marcelo Ebrad và ông Phạm Văn Quê, đại sứ Việt Nam tại Mêxicô, đã chính thức vén khăn khánh thành công viên “Tự do cho các dân tộc” và tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Tượng Hồ Chí Minh tại thành phố Acapulco, thuộc bang Guerrereo (miền Nam Mêxicô).
Mêxicô là một trong những quốc gia Mỹ latin đã xem Hồ Chí Minh như là một anh hùng của toàn nhân loại, một danh nhân kiệt xuất đã đấu tranh trọn đời cho sự nghiệp của các dân tộc bị áp bức.
Pháp
Có lẽ Pháp là đất nước ghi dấu nhiều ký ức nhất về hành trình bôn ba của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Như một phần của niềm hãnh diện ấy, nước Pháp đã gìn giữ những gì liên quan đến Hồ Chí Minh như một báu vật vô giá giữa thời đại chúng ta.
+ Di tích: Nhà số 9, ngõ Compoint, Quận 17 (Paris). Tại đây Hồ Chí Minh đã từng sinh sống và làm việc trong thời gian dài trên đất nước Pháp.
+ Bảo tàng lịch sử sống Montreuil. Đây là một khu bảo tàng về toàn bộ cuộc đời sự nghiệp Hồ Chí Minh, quá trình Người sinh sống và làm việc tại nước Pháp.
Liên Bang Nga
Nếu Việt Nam – Cuba là anh em, thì Liên Bang Nga (Liên Xô trước đây) chính là người anh cả của cả hai nước. Đất nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Cũng từ đây Hồ Chí Minh đã tìm tới ánh sáng của chủ nghĩa, của lý luận cách mạng mà Lênin là hiện thân tiêu biểu nhất.
Hiện nay, tại Nga có rất nhiều công trình tưởng niệm Hồ Chí Minh, như là một vĩ nhân của thế giới nói chung và hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng.
+ Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Matxcova.
Nằm ở nơi giao nhau giữa phố Dmitri Ulianov (mang tên em trai V. I. Lênin) và phố “Sáu mươi năm Cách mạng Tháng Mười”, quảng trường Hồ Chí Minh sáng bừng trong nắng tháng 5, khi mùa xuân Nga đang thời điểm rực rỡ nhất. Tại đây được dựng một bức tượng lớn tưởng niệm về Hồ Chí Minh.
+ Đại lộ Hồ Chí Minh, ở Ulianopxco.
+ Tháng 5-2010, một bức tượng Hồ Chí Minh được khánh thành trong khuôn viên khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Saint Petersburg. Trong dịp này, Viện Hồ Chí Minh được thành lập do tiến sĩ khoa học lịch sử Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học, chủ nhiệm bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Đại học Tổng hợp Saint Petersburg, làm Giám đốc.
Hungari
Tại Hungary, đài tưởng niệm Hồ Chí Minh (có từ năm 1976) được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey, cách thủ đô Budapest khoảng 220 km.
+ Đường Hồ Chí Minh ở thành phố Cancutta.
+ Tượng đài Hồ Chí Minh, được đặt tại giao điểm đường Hồ Chí Minh và đường Nêru thành phố Cancutta.
Madagascar
Tại đất nước châu Phi này, quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh đặt tại trung tâm thủ đô Antananarivo.
Cộng hòa Angola đã đặt tên Hồ Chí Minh cho một con phố lớn ngay tại trung tâm Thủ đô.
Ngoài những đất nước trên, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại thế kỷ XX – Hồ Chí Minh, được nhiều nước khác lưu danh, kỷ niệm. Trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và một số nước châu Phi khác. Đặc biệt, rất nhiều quốc gia còn in hình chân dung Hồ Chí Minh lên tem bưu chính như một cách thể hiện thiện chí trân trọng nhất.
Hiện nay, rất nhiều nước tỏ ý muốn được đặt tượng và xây dựng công trình tưởng niệm Hồ Chí Minh tại chính quốc. Điều này đã một lần nữa thể hiện được tầm, trí, dũng, khí của người Việt Nam mà tiêu biểu là Hồ Chí Minh đã vươn xa, và sẽ còn xa mãi cả về không gian và thời gian.