Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài

Antonio, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 10/10/2013

Ngược dòng lịch sử để ngắm nhìn Hà Nội thập niên 80 - một vẻ đẹp thanh bình và giản dị…

Kể từ sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Hà Nội bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng và phát triển. Cho tới nay, trải qua gần 60 năm, Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. 

Nhân dịp này, hãy cùng trải nghiệm những khoảnh khắc đẹp và hiếm về Hà Nội xưa cũ trong thập niên 1980 qua lăng kính của các nhiếp ảnh gia nước ngoài.

1. Chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths

Bộ ảnh đầu tiên được nói đến thuộc về nhiếp ảnh gia xứ Wales - Philip Jones Griffiths (1936-2008) - người nổi tiếng với những bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. 

Nhưng không chỉ có vậy, người ta còn biết tới một Griffiths với chùm ảnh thời bình ở mảnh đất hình chữ S. Những bức ảnh này được ông chụp vào những năm đầu tiên của thập kỷ 80 và được đăng trên trang web Magnum Photos. 

Ghé thăm Việt Nam 5 năm sau ngày giải phóng đất nước, Philip Jones Griffiths đã ghi lại nhiều khoảnh khắc bình dị của cuộc sống người dân thời hậu chiến. Qua đó, ông muốn thế giới hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về những ảnh hưởng mà chiến tranh đem tới cho người dân ở mảnh đất này.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 1
Khung cảnh bên trong cửa hàng bách hóa tổng hợp ở Hà Nội đem lại cho người xem cảm giác thanh bình, yên ả của một Hà Nội sau giải phóng.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 2
Hình ảnh chiếc máy bay MIG-21 huyền thoại đã bắn hạ “pháo đài bay” B52 của Mỹ được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 3
Lễ diễu hành của các chiến sĩ bộ đội về Nhà hát Lớn nhân dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 4
Một buổi lễ tại Nhà thờ lớn vào một sáng Chủ nhật năm 1980.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 5
Khoảnh khắc thú vị khi Griffiths ghi lại một buổi tập quân sự của thanh niên thủ đô tại công viên Lê-nin.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 6
Sa bàn tái hiện chiến dịch giải phóng Sài Gòn được trưng bày ở Bảo tàng Quân đội.

2. Chùm ảnh của nhiếp ảnh John Ramsden

Dưới đây là những bức ảnh đen trắng về Hà Nội của John Ramsden - một nhà ngoại giao người Anh. Ở Hà Nội trong 3 năm, từ 1980 - 1983 với vai trò phó đoàn ngoại giao của đại sứ quán Anh, Ramsden đã đi khắp Hà Nội, chụp gần 2.000 bức ảnh mang tính phóng sự về quang cảnh, cuộc sống ở Thủ đô.

John Ramsden chia sẻ: “Thời gian đó quả thật rất khó khăn nên tôi vô cùng ngưỡng mộ con người Việt Nam. Bất chấp cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, họ vẫn giữ trọn phẩm giá, sự can đảm và cố gắng hết sức để duy trì những giá trị truyền thống của mình”.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 7
Một Hà Nội nổi tiếng với 5 cửa ô đã đi vào thơ ca và âm nhạc.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 8
Phố Tô Tịch ở Hà Nội nổi tiếng với nghề tiện gỗ.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 9
Hà Nội vừa bước ra khỏi cuộc chiến nên vẫn còn nghèo và nhiều thiếu thốn.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 10
Phố Lý Thường Kiệt những năm đầu thập niên 1980. Xa xa phía trung tâm khuôn hình là hình ảnh của trường Đại học Tổng hợp.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 11
Cảnh người người đi lại tấp nập qua chợ Đồng Xuân.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 12
Một người phụ nữ đang gánh rổ đi bán rong khắp phố phường.

3. Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia David Alan Harvey 

Tiếp theo đây là bộ ảnh của David Alan Harvey - một nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho hãng thông tấn Magnum. Năm 1989, để thực hiện 2 ký sự ảnh cho tạp chí National Geographic, Harvey đã tới Hà Nội trong 3 tháng chỉ để chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống ở Thủ đô của Việt Nam. 

Ông đã chia sẻ rất nhiều kỷ niệm đẹp có được ở Việt Nam và một trong những điều đọng lại trong kí ức ông là đã có dịp gặp và trò chuyện với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến đi ấy.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 13
Toàn cảnh Thủ đô Hà Nội từ trên cao. Hình ảnh Hồ Gươm với Tháp Rùa hiện diện ở góc phía trên, bên phải khuôn hình.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 14
Ít ai tưởng tượng được rằng, bò vẫn chạy rông trước nhà B1 khu tập thể Giảng Võ thời ấy.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 15
Sau một ngày làm việc, không ít người lao động trở về nhà qua cầu Long Biên - chứng nhân huyền thoại cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 16
Không khí đón Tết rộn ràng trên khuôn mặt của người dân Hà thành từ già đến trẻ.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 17
Người dân Hà Nội đi dâng hương tại một ngôi chùa vào dịp Tết Nguyên Đán.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 18
Trẻ em trên đường phố Hà Nội ngày Tết.

4. Bộ ảnh của Edwin E.Moise năm 1989

Tuy không phải một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng năm 1989, Edwin E.Moise - một nhà toán học người Mỹ đã tới thăm Hà Nội. Ông vốn là một trong những giảng viên cao cấp của trường Đại học Harvard công khai phản đối chiến tranh Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1960. 

Sau khi nghỉ hưu, ông theo đuổi nghệ thuật và đã du lịch tới thủ đô Hà Nội vào năm 1989. Dưới đây là những hình ảnh, khoảnh khắc ấn tượng trong tâm trí ông về mảnh đất hình chữ S.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 19
Cảnh người dân Hà Nội tham gia giao thông gần Hồ Hoàn Kiếm.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 20
Khung cảnh ven hồ Gươm yên bình và có phần vắng vẻ.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 21
Đá cầu là trò chơi giải trí phổ biến của thanh thiếu niên ở khắp các vỉa hè Hà Nội.

Hà Nội thập niên 80 "đẹp lạ" qua lăng kính nước ngoài 22
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bức ảnh được chụp vào buổi sáng sau một đêm biểu diễn hòa nhạc ở khoảng sân phía trước tòa nhà.

Cách đây 59 năm, vào 5 giờ sáng ngày 10/10/1954, đoàn xe đầu tiên do tướng Vương Thừa Vũ dẫn đầu đã đi vào trung tâm Thủ đô. 

Tới 8h sáng, từ 5 cửa ô Hà Nội, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm bởi thực dân Pháp.

Đây là bước ngoặt lịch sử mở ra thời kỳ hòa bình và phát triển, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam đánh Mỹ và sau này là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa số 1 của đất nước. 


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Magnum Photos, Clemson, Hanoi Spirit of Place, Wikipedia...