Góc nhìn khoa học về beatbox - "phù thủy" âm thanh

Sơn Hải, Theo Mask Online 00:10 23/01/2013
Chia sẻ

Sử dụng miệng, môi, lưỡi và giọng nói để tạo ra âm thanh tưởng như đến từ một dàn nhạc cụ phức tạp là bí kíp của các nghệ sĩ beatbox tài năng.

Tiếng nói của con người từ lâu đã được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng bộ gõ từ nhạc cụ trong nhiều nền văn hóa, bao gồm ca hát của thổ dân Bắc Mỹ, người Celtic và các buổi biểu diễn Kouji ở Trung Quốc. 

Trong âm nhạc đương đại, hình thức nghệ thuật ấy lại được tiếp tục với loại hình nghệ thuật tương đối trẻ là beatbox, một yếu tố của văn hóa hip-hop. Beatbox là môn nghệ thuật sử dụng miệng, giọng để mô phỏng âm thanh của bộ gõ. Sử dụng miệng, môi, lưỡi và giọng nói để tạo ra âm thanh tưởng như đến từ một dàn nhạc cụ phức tạp là bí kíp của các nghệ sĩ beatbox tài năng. 

Góc nhìn khoa học về beatbox - "phù thủy" âm thanh 1

Mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng máy quét để quan sát một beatboxer lúc anh đang thực hiện màn trình diễn của mình, qua đó giúp mọi người thấy được bí mật khá thú vị của nghệ thuật bí ẩn này.

Góc nhìn khoa học về beatbox - "phù thủy" âm thanh 2

Để tìm hiểu, các nhà khoa học tiến hành phân tích màn biểu diễn của một nghệ sĩ beatbox 27 tuổi. Theo đó, các số liệu âm thanh trong màn biểu diễn sẽ được ghi lại bằng cách sử dụng máy MRI. Máy này giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu bản chất âm thanh mà các nghệ sĩ tạo ra, tần số và các phương diện khác, chi tiết hơn so với trước đây.

Với thiết bị MRI, các nhà nghiên cứu đã thu được 40 bản ghi âm, kéo dài từ 20 - 40s, bao gồm tất cả các hiệu ứng trong một tiết mục của một nghệ sĩ beatbox, như âm thanh cá nhân, nhịp đập của trống, tiếng điện tử, lời bài hát rap và sự pha trộn của tất cả các yếu tố này. 

Góc nhìn khoa học về beatbox - "phù thủy" âm thanh 3

Sau khi phân loại, các nhà khoa học đếm được có 17 âm thanh bộ gõ khác biệt vào 5 lớp nhạc cụ trống. Các nghệ sĩ thường sử dụng 17 âm thanh này và thể hiện tiết mục của mình ở các tốc độ khác nhau, từ chậm ở khoảng 88 nhịp/phút, nhanh nhất 104 nhịp/phút.

Điều quan trọng là tạo hình của các bộ phận tưởng chừng đơn giản trên cơ thể con người lại có thể tạo ra những âm thanh hết sức đặc biệt, như khi làm âm trống, lưỡi của beatboxer phải đụng hàm trên và thở ra, hay bím chặt môi lại rồi thở thật mạnh… Phải chăng trong quá trình tiến hóa, tổ tiên chúng ta cũng đã giữ lại những đặc điểm nghệ thuật cực kỳ thú vị này?

Góc nhìn khoa học về beatbox - "phù thủy" âm thanh 4

Nhà khoa học Narayanan, thuộc nhóm nghiên cứu về Beatbox chia sẻ: "Chúng tôi đã ngạc nhiên bởi sự phức tạp của các âm thanh được tạo ra trong beatbox, nó là một hình thức nghệ thuật tuyệt vời. Chúng tôi liên tục ngạc nhiên khi nghiên cứu Beatbox, tất cả âm thanh đều được tạo ra từ những cử động phức tạp của lưỡi, khí quản, tất cả kết hợp chính xác để tạo ra các tần số âm thanh phù hợp với âm thanh của các nhạc cụ".

Góc nhìn khoa học về beatbox - "phù thủy" âm thanh 5

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều thú vị là âm thanh sử dụng trong beatbox lại xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ ở các nền văn hóa trên thế giới. 

Tất nhiên đó không phải là tiếng Anh, Tây Ban Nha… mà là những ngôn ngữ ở các nước thuộc châu Phi. Một số ký tự trong nhiều ngôn ngữ của các dân tộc ở châu lục này rất giống như âm thanh được tạo ra từ beatbox, như tiếng Xhosa của người Nam Phi, Khoekhoe từ Botswana…

Nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ khả năng của con người để mô phỏng âm thanh, hiểu hơn về bản năng âm nhạc của con người lớn như thế nào. Nhà khoa học Narayanan đã nhận xét: "Học hỏi thêm về beatbox và các hình thức biểu hiện âm nhạc qua giọng hát có thể cung cấp cái nhìn sâu vào tương lai và quá khứ của nhân loại".



Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày