Trong thế giới động vật, để tranh giành nơi sống, thức ăn hay bạn tình, các cá thể trong cùng một loài sẽ bất chấp mọi thủ đoạn, mọi cách thức. Có loài, các con trong bầy sẵn sàng “đấm bốc” để giành con cái, có loài ăn thịt luôn con của tình địch…
1. Đấm bốc giành bạn tình
Thỏ rừng châu Âu, còn được gọi là thỏ nâu là một loài động vật có vú thích nghi với khí hậu ôn đới. Nó sinh sản trên mặt đất thay vì sinh trong hang và dựa vào tốc độ chạy để thoát khỏi kẻ thù.
Bình thường chúng rất hiền lành, nhưng khi đến mùa xuân, hành vi của chúng thay đổi rõ rệt. Ban ngày, có thể nhìn thấy chúng rượt đuổi và đánh nhau quanh đồng cỏ.
Trong thời kỳ “điên cuồng” nhất, chúng có thể "đấm bốc” như những võ sĩ thực thụ. Đó là cuộc đấu tranh trực tiếp của các con đực để giành bạn tình, chỉ những con khỏe nhất mới có thể giao phối và tạo ra thế hệ sau tốt hơn, phục vụ việc thích nghi của loài.
2. Ăn thịt con của tình địch
Đây là hình thức cạnh tranh khốc liệt của cùng một loài, nơi mà những mối quan hệ tình dục giữa các cá thể bị giới hạn, gặp nhiều bất lợi.
Loài voọc Hanuman là một giống khỉ cựu lục địa được tìm thấy ở Ấn Độ. Chúng là một loài động vật xã hội, sống thành các nhóm. Mỗi nhóm được thống trị bởi một con đực, còn lại là những con cái và các con non.
Khi một con đực ở nơi khác, tiếp cận nhóm và thách thức với con đầu đàn. Nếu chiến thắng, không những kẻ thách thức giết luôn con đầu đàn mà còn ăn thịt luôn các con non trong đàn.
Hành vi này không chỉ làm giảm bớt đi sự cạnh tranh các con cái, mà làm tăng tái tạo thế hệ mới trong đàn. Ở các loài động vật có vú, trong thời gian tiết ra sữa nuôi con sẽ không thể rụng trứng để thụ tinh.
Và việc ra tay tàn sát sẽ giúp những con cái bỏ đi chức năng làm mẹ mà quay ra phục vụ tình dục cho con đực tàn ác. Một lứa mới sẽ ra đời và được đặt dưới sự bảo vệ của con đực.
Ít ai biết cuộc chiến của sư tử châu Phi còn khốc liệt hơn. Không như voọc, sư tử sống trong các nhóm nhỏ hơn, con cái chỉ đẻ 2 lần/năm.
Người ta ước tính, ¼ số lượng con non chết mỗi năm là do bị ăn thịt từ những con đực. Chỉ những đứa con của sư tử mạnh mới có quyền sống sót.
3. Ký sinh lên đồng loại
Ở vùng nước sâu, có loài cá Ceratias holboelli, cá đực trưởng thành chỉ đạt đến kích thước từ 6 - 10mm, cá cái thì dài hơn, có thể dài gấp 60 lần và nặng hơn cá đực cả trăm lần.
Cá đực hầu hết các loài đều có mắt và lỗ mũi rất to, đặc điểm này giúp chúng phát hiện chất hấp dẫn đặc trưng do cá cái tiết ra. Hàm răng bình thường của cá đực bị biến mất trong quá trình phát triển, được thay thế bởi một bộ răng nhỏ như gọng kìm ở chóp hàm dùng để bấu chặt vào mình cá cái.
Rồi từ đó cá đực chỉ hút chất dinh dưỡng từ người con cái mà sống, mọi cơ quan đều tiêu giảm, chất dinh dưỡng chỉ đi nuôi cho cơ quan sinh dục để thụ tinh với cá cái.
4. Ăn con của chính mình
Nhóm cá Teleost, các loài thuộc nhóm này thường xuyên ăn trứng hay con của mình.Theo các nhà khoa học, đây là cách để duy trì năng lượng, mạng sống trong điều kiện khó khăn của môi trường. Khi gặp điều kiện thực sự thuận lợi, chúng sẽ đẻ con mà không ăn thịt con của mình.
Còn một cách giải thích khác: Đây là một điều quan trọng trong tiến hóa và sinh thái của một số loài. Việc ăn con hay trứng của chính mình sẽ giúp các con mẹ loại bớt những cá thể yếu và tập trung toàn thức ăn cho những con non khỏe mạnh.
Bạn có thể xem thêm: