1. Mục đích của nụ hôn
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của
nụ hôn, trong đó có một giả thuyết cho rằng, nụ hôn ở người bắt nguồn từ hành động mớm mồi ở động vật.
Hành động "đẩy lưỡi" trong nụ hôn kiểu Pháp khá giống với việc mẹ dùng lưỡi đẩy thức ăn vào miệng con hoặc con đực đút thức ăn cho con cái.
Nụ hôn của Romeo và Juliet trong tranh của hoạ sĩ Frank Dicksee.
Một nghiên cứu khác của ĐH Leeds (Anh) lại cho rằng, nụ hôn có ý nghĩa giống như việc tiêm phòng vaccine vậy.
Khi hôn, XX sẽ tiếp xúc với một loại virus có tên gọi Cytomegalovirus. Khoảng 50% phụ nữ tiếp xúc với với loại virus này trong thai kỳ thì sẽ bị sảy thai. Tuy nhiên, trong một nụ hôn, họ chỉ phải tiếp xúc với một lượng nhỏ virus này, để từ đó cơ thể thích nghi dần và tạo ra sức đề kháng chống bị sảy thai.
2. Chỉ con người mới phát triển bầu vú
Bầu vú ở nữ giới là điểm phân biệt con người với các loài động vật. Ở một số loài thú, bầu vú cũng xuất hiện nhưng chỉ tồn tại trong thời gian cho con bú, để rồi sau đó lại “phẳng lì”. Các nhà khoa học cho rằng, việc bầu vú xuất hiện ở con người có thể do cấu trúc khuôn mặt khác nhau giữa người và động vật.
Nhìn chú tinh tinh con, bạn sẽ thấy phần miệng của nó dôi ra trước tạo thành mõm. Trong khi đó, miệng của em bé lại nhỏ và nằm ở vị trí thấp hơn mũi. Sự khác biệt này khiến bầu vú người phụ nữ phát triển để đứa bé có thể bú sữa dễ dàng mà mũi không bị che lấp, bảo vệ đứa trẻ khỏi bị ngạt thở.
3. Những âm thanh khi làm “chuyện ấy”
Theo khảo sát, phụ nữ thường có xu hướng “ồn ào” hơn nam giới trong thời gian XXX. Các nhà khoa học nhận thấy không phải âm thanh nào do người nữ phát ra đều liên quan đến lúc đạt cực khoái, mà còn vì lý do khác nữa.
Để nghiên cứu đề tài này, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát trên loài khỉ bonobo - họ hàng gần thứ hai với con người chỉ sau tinh tinh. Họ nhận thấy, khi động dục, những con khỉ bonobo cái cũng phát ra âm thanh khá ồn ào. Đó chính là tín hiệu thông báo với khỉ đực rằng, khỉ cái đã sẵn sàng giao phối.
4. Chúng ta cần phải XXX
Ở người và các loài động vật bậc cao, sex giữa cá thể đực và cái là cách duy nhất để duy trì nòi giống. Nhưng bên cạnh giao phối, các loài sinh vật vẫn có những cách khác để sinh sản. Rệp Aphidoidea là loài chỉ có con cái, không có con đực, chúng sinh sản vô tính bằng cách cho ra đời con non giống y hệt mẹ.
Một con rệp Aphidoidea cho ra đời những “bản sao” của chính nó.
Một số loài sao biển sinh sản bằng cách tự làm đứt rời một phần cơ thể của mình. “Cánh sao” bị đứt ra sau đó sẽ tự phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, sinh sản vô tính không tạo ra sự đa dạng về gene. Những cá thể mang bộ gene giống hệt nhau có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn khi một loại bệnh dịch lây lan xuất hiện.
Sao biển đang tự tái tạo cơ thể .
Còn trong sinh sản hữu tính, người con mang cả những đặc tính di truyền của bố và mẹ. Quá trình giao phối tạo ra nhiều tổ hợp gene đa dạng, kết hợp với quá trình chọn lọc tự nhiên khiến cho các loài động vật giao phối, trong đó có con người ngày càng hoàn thiện hơn về mặt tiến hoá.
Ở nam giới, cực khoái có liên hệ mật thiết với việc phóng tinh, đảm bảo sự thụ tinh diễn ra thành công. Nhưng người ta vẫn chưa biết cụ thể chức năng của cực khoái ở nữ giới.
Theo giáo sư sinh học Elisabeth A. Lloyd, cực khoái ở nữ giới không hề đóng vai trò gì trong quá trình sinh sản. Vậy tại sao nữ giới vẫn có hiện tượng này?
Dương vật (trái) và âm vật (phải) có chung nguồn gốc từ trong bào thai.
Giáo sư Lloyd giải thích: Ở thời kỳ đầu, bào thai của cả nam và nữ đều có một phần lồi sinh dục. Sau đó, phần lồi này phát triển thành dương vật ở bé trai khi protein TDF trên nhiễm sắc thể Y được kích hoạt. Các bé gái không có gene này nên phần lồi không phát triển, trở thành âm vật.
Do có chung nguồn gốc, cả dương vật và âm vật đều tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh phụ trách khoái cảm. Nhờ vậy, nữ giới vẫn có thể có cực khoái qua âm vật, mặc dù điều này không đóng vai trò trong việc thụ tinh như nam giới.
Bạn có thể xem thêm: