Các nhà khảo
cổ tin rằng hộp sọ của hai người hang (caveman - niên đại được xác định
khoảng 7.000 năm) được khai quật tại Tây Ban Nha có chứa ADN cổ nhất của
người hiện đại.
Một trong hai bộ xương người hang được khai quật tại Tây Ban Nha.
Từ hai di cốt người hang này, các nhà khảo cổ có thể đã phục dựng được một số mắt xích bị thiếu trong hệ gene người hiện đại. “Đây là mảnh ADN cổ xưa nhất của người tiền sử”, nhà khảo cổ học Carles Lalueza-Fox thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha chia sẻ với Livescience.
Mục
tiêu hiện tại của các nhà nghiên cứu sẽ là hoàn thiện bản đồ gene của
cả hai người hang này, nhằm tìm hiểu xem gene đã biến đổi như thế nào
sau sự đổ bộ của người Neolithic vào cộng đồng châu Âu nguyên gốc.
Sau
nhiều thập kỷ tiến hành nghiên cứu và phân tích mẫu thiên thạch Allende
từng rơi xuống khu vực thuộc bang Chihuahua, miền Bắc Mexico vào năm
1969, các nhà khoa học đã phát hiện ra loại khoáng vật hoàn toàn mới với
tên gọi panguite.
Panguite
được cho là một trong những khoáng vật lâu đời nhất trong hệ Mặt trời,
có niên đại khoảng 4,5 tỷ năm. Thuộc nhóm vật liệu chịu lửa, panguite
nhiều khả năng hình thành dưới điều kiện vô cùng khắc nghiệt với nền
nhiệt độ rất cao của hệ Mặt trời buổi sơ khai.
Panguite - khoáng vật mới được tìm thấy trong mẫu thiên thạch Allende.
Hiệp
hội Khoáng vật học Quốc tế đã phê chuẩn và công nhận khoáng vật mới này
dưới cái tên Pan Gu – vị thần trong thần thoại Trung Quốc có công tạo
ra thế giới bằng cách chia tách âm – dương, hình thành trái đất và bầu
trời.
Trên thực tế, nhóm chuyên gia đã phát hiện được 9 khoáng vật mới trong thiên thạch Allende, bao gồm panguite.
(Nguồn tham khảo: Tin180)