"Định giá" Trái Đất và các hành tinh tiềm năng

Pit, Theo 12:25 01/03/2011

Bạn có tin không khi biết hành tinh xanh của chúng ta "đội giá" tới 99 tỉ tỉ tỉ VNĐ cơ đấy! <img src='/Images/EmoticonOng/12.png'>

Greg Laughlin, một nhà khoa học thuộc trường đại học California, Mỹ đã sáng tạo ra công thức để tính toán giá trị của Trái Đất. Và theo ông, hành tinh thân yêu của chúng ta đang ở mức giá là 3 triệu tỉ bảng Anh (khoảng 99 tỉ tỉ tỉ VNĐ ).

Theo giáo sư Greg Laughlin, “mức giá” trên dựa theo các tính toán về tuổi của trái đất, kích thước, nhiệt độ, trọng lượng và những chỉ số quan trọng khác. Với “giá tiền” ở mức “khủng” kia, Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh “đắt” nhất Hệ mặt trời.
 

Sao Hỏa chỉ ở mức 10.000 bảng, trong khi đó, sao Kim (Venus) có giá chưa đến… 1 xu.  Hệ Mặt Trời có tới khoảng 1235 hành tinh lớn nhỏ, phần lớn trong số chúng có “giá” không cao bởi khí hậu quá khắc nghiệt.
 
Giáo sư Laughlin còn “định giá” hầu hết các khám phá của tàu vũ trụ Kepler mang về. Tàu quan sát Kepler được phóng lên vũ trụ 2 năm về trước mang sứ mệnh đi tìm kiếm những hành tinh mới. Và việc “định giá” các hành tinh của giáo sư Laughlin diễn ra khoảng 1 năm trước.
 
 
Hành tinh Gilese 581c được cho là giống Trái đất nhất, nhưng cũng chỉ đáng giá 100 bảng (khoảng 3,3 triệu VNĐ), trong khi đó, hành tinh KOI 326.01 lên tới mức 150.000 bảng (khoảng 4,9 tỉ VNĐ).
 
Hành tinh càng lâu đời thì càng có giá trị cao, khối lượng và kích thước của hành tinh nếu “na ná” như Trái đất thì hành tinh đó càng có giá trị vì khả năng sự sống tồn tại trên hành tinh đó càng cao.
 
Giáo sư Laughlin cho biết những hành tinh có giá trị từ 60 triệu bảng trở lên mới đáng để nghiên cứu. Và ông cũng hy vọng sau khi biết được giá trị “khủng” của Trái đất, mọi người sẽ có ý thức bảo vệ mái nhà chung hơn.
 
Vài con số thống kê về Trái Đất
 
Diện tích bề mặt: 510.072.000 km² (trong đó 148.940.000 km² là đất liền, chiếm 29,2 %, 361.132.000 km² là nước, chiếm 70,8 %).
 
Thể tích: 1,0832073×1012 km3
 
Khối lượng: 5,9736×1024 kg