Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây, bầu không khí trực tiếp phía trên khu vực sau này là tâm chấn của trận động đất khủng khiếp vừa qua tại Nhật Bản đã tăng một cách đột biến.
Trước trận động đất lịch sử ngày 11/3 vừa qua, tổng lượng electron trong tầng điện ly của khu vực tâm chấn nằm cách bán đảo Oshika, tỉnh Tohoku 69,2 km về phía Đông đã tăng rất đáng ngờ và đạt đỉnh điểm vào khoảng ba ngày trước đó. Các nhà khoa học tin rằng, chính sức ép của những đoạn đứt gãy trên vỏ trái đất những ngày trước động đất đã sinh ra một lượng phóng xạ Radon khổng lồ. Lượng phóng xạ kích hoạt này đã ion hóa không khí, dẫn đến sự tích điện và khiến các phân tử nước trong không khí ngưng tụ (chuyển sang thể lỏng). Quá trình sinh nhiệt này đã khiến không khí nóng lên.
Ông Dimitar Ouzounov- tiến sĩ của Trung tâm bay vũ trụ NASA ở Maryland cũng cho biết thêm rằng những kết quả phân tích đầu tiên từ dữ liệu vệ tinh đã cho thấy mức tăng bức xạ hồng ngoại đột biến từ ngày mùng 8/3 tại Nhật.
Vì Nhật Bản vốn được coi như điểm nóng về động đất của thế giới, các nhà khoa học đã cho lắp đặt ở đây những trạm đo nhiệt độ không khí qua số liệu vệ tinh với hy vọng hệ thống này sẽ giúp dự báo chính xác những trận động đất sau này.