Đi leo Núi Bàn ở Nam Phi

QV, Theo 10:01 16/09/2010
Chia sẻ

Một cái tên ngộ nghĩnh (Table Mountain), và lại là địa danh đặc trưng của châu Phi nữa chứ! <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

Không chỉ độc đáo ở hình dạng mà đây còn là một nơi thú vị để khám phá đấy!
 
Núi Bàn là một ngọn núi độc đáo ở Nam Phi. Nó có đỉnh bằng phẳng và từ đây có thể phóng tầm mắt ra khắp thành phố Cape Town.
 
 
Đây là một địa điểm du lịch rất hấp dẫn đối với những khách du lịch. Họ có thể đi bộ hoặc sử dụng cáp treo để tham quan nơi đây. Ngọn núi này cũng là một phần của Vườn quốc gia Núi Bàn, Nam Phi.
 
Phong cảnh
 
 
Núi Bàn thực ra là  một cao nguyên dài khoảng 3 km, bao quanh bởi các vách đá dốc. Phía đông là “đỉnh Quỷ” và phía tây là “đầu Sư tử”, tạo nên một khung cảnh ấn tượng cho Cape Town và cảng Table Bay. Trong ảnh là cái nhìn toàn cảnh từ đỉnh núi Bàn, từ trái sang phải: Đầu Sư tử, Signal Hill, đảo Robben, trung tâm thành phố CapeTown, vịnh Bàn và đỉnh Quỷ.
 
 
Điểm cao nhất trên núi Bàn nằm ở hướng đông, tên The Beacon. Nó cao 1.086 m trên mực nước biển và được đánh dấu bằng một mộ đá xây vào năm 1865 bởi Sir Thomas Maclear.
 
 
Bề mặt bằng phẳng của đỉnh núi thường được bao phủ bởi các đám mây, hình thành khi gió đông nam thổi vào khu vực này, gặp không khí lạnh và ngưng tụ lại. Truyền thuyết từ xưa cho rằng những đám mây đó là đám khói phả ra trong một cuộc thi hút thuốc giữa Quỷ và một tên cướp biển địa phương tên là Van Hunks! Khi những đám mây xuất hiện, nghĩa là cuộc thi đã bắt đầu.
 
Thực vật
 
 
Thực vật chính ở núi Bàn rất phong phú và độc đáo, nhưng chủ yếu là các loại cây bụi rậm. Có khoảng 2.200 loài thực vật được tìm thấy trên núi. Vẫn có một phần rừng gần các khe núi ẩm ướt, nhưng hầu hết khí hậu ở đây khô và khắc nghiệt để phát triển rừng. Nguyên nhân còn do sự xâm nhập của các giống cây ngoại lai trong hơn một thế kỷ qua, mà kẻ tồi tệ nhất là thông Cluster. Các nhà sinh thái học đang rất nỗ lực để loại bỏ những kẻ ngoại lai này.
 
Động vật
 
 
Loài động vật phổ biến nhất ở đây là dassie (hay hyrax rock) - giống với chuột chũi nhưng lại gần với thú có móng guốc. Chúng thường sống xung quanh các trạm cáp treo, gần nơi ăn uống của khách du lịch. Ngoài ra còn có nhím, cầy mangut, rắn và rùa. Con sư tử cuối cùng ở đây đã bị bắn vào năm 1802. Báo hoa mai vẫn còn trên núi cho tới năm 1920 nhưng giờ đã tuyệt chủng.
 
Hai loài mèo rừng RooikatVaalkat cũng từng rất phổ biến trên núi. Hiện giờ người dân ở đây rất hiếm khi nhìn thấy chúng. Một số linh dương Himalaya đã trốn khỏi vườn thú Groote Schuur đến đây từ năm 1936. Nhưng vì đây là loài ngoại lai nên chúng đã gần như bị tiêu diệt do chương trình chọn lọc của Công viên quốc gia Nam Phi để dành chỗ cho linh dương bản địa.
 
Hệ thống cáp treo
 
Cáp treo núi Bàn đưa du khách từ trạm cáp treo dưới đường Tefelberg (cao khoảng 302 m so với mực nước biển) lên đến đỉnh núi. Khi sử dụng cáp treo, khách du lịch cũng có thể ngắm nhìn thành phố Cape Town, vịnh Bàn và đảo Robben ở phía Bắc, bờ biển Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam.
 
 
Cáp treo được xây dựng lần đầu tiên tại đây vào năm 1926, chính thức khai trương năm 1929. Năm 1997, cáp treo đã được nâng cấp, phục vụ được nhiều du khách hơn và các cabin có thể xoay tròn (với một tốc độ phù hợp) để du khách có một cái nhìn toàn cảnh đổi với thành phố.
 
Đi bộ và leo núi
 
 
Đi bộ lên núi Bàn bằng những con đường mòn rất phổ biến đối với dân địa phương và cả khách du lịch. Lối đi phổ biến nhất đó là qua hẻm núi Platteklip Gorge. Trung bình mất khoảng 2.5 giờ để lên đỉnh và từ 1 – 3 giờ tuỳ tốc độ đi của mỗi người.
 
Leo núi là một hoạt động tiêu khiển rất phổ biến ở núi Bàn. Người ta có thể lựa chọn những địa điểm leo núi từ dễ đến khó xung quanh núi. Nói chung không quá khó khăn và mạo hiểm như ở các ngọn núi khác.
 
 
Tại núi Bàn, dân địa phương hay khách du lịch chỉ được phép leo núi theo cách truyền thống (nghĩa là bám, đu lên các vách núi …) chứ không được sử dụng các loại chốt, cọc, búa … Các du khách thường chọn leo bên dưới các trạm cáp treo.
 
Hang động
 
 
Hầu hết các hang động thường được tạo ra trong các núi đá vôi, nhưng đối với núi Bàn là một trường hợp bất thường. Bởi núi Bàn được cấu tạo từ Sa thạch chứ không phải đá vôi. Hệ thống hang động lớn nhất là hang Wynberg, nằm trên sườn núi.
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày