Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi

, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 01/12/2014
Chia sẻ

Xót xa trước cuộc sống ở “làng HIV” Nyumbani tại Kenya – nơi sinh sống của hàng trăm em nhỏ mồ côi vì căn bệnh thế kỷ.

Kể từ khi được phát hiện, HIV/AIDS đã gieo rắc mầm bệnh lên khắp nơi, đặc biệt tại khu vực châu Phi cận Sahara, với tỉ lệ người có HIV cao nhất thế giới.

Cũng tại đây, bạn có thể bắt gặp ngôi làng Nyumbani tại Kenya – nơi được mệnh danh là “làng HIV”. Đây là địa điểm sinh sống của rất nhiều em nhỏ mồ côi và các cụ già chịu ảnh hưởng sâu sắc của căn bệnh thế kỷ. 

Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 1

Làng Nyumbani ở Kenya được nhiều người biết tới với cái tên “làng HIV”. Cái tên này không có nghĩa ở đây toàn người có HIV mà mang một hàm ý rất khác. Thực ra, đây là nơi sinh sống của các em nhỏ mồ côi và cha mẹ các em đều đã qua đời vì căn bệnh thế kỷ. 


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 2

Nyumbani là minh chứng điển hình cho nỗi khiếp sợ mà đại dịch HIV/AIDS gieo rắc lên châu Phi. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 6.500 người chết vì căn bệnh thế kỷ. 

Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là châu Phi cận Sahara, với 23,5 triệu người mang H năm 2011. Theo UNAIDS, con số này tương đương 69% người mang H trên toàn cầu. 


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 3

Tính tới năm 2012, Kenya đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng người mang H (1,6 triệu). Trong đó, nước này ghi nhận 98.000 ca bệnh nhân mới, với tỉ lệ có H ở người lớn rất cao, lên tới 6,1%. 

Những thực tế ấy cho thấy Nyumbani quả thực là một thiên đường với trẻ em mồ côi vì HIV. Tại đây, các em được chăm sóc cẩn thận, được sống trong sự yêu thương của những người có trách nhiệm.


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 4
Một buổi lễ cầu nguyện của các em nhỏ tại làng Nyumbani

Trẻ em tại làng Nyumbani đến từ những nơi rất khác nhau nhưng đều chung hoàn cảnh và số phận éo le. Các em đều phải tận mắt chứng kiến cha mẹ mình qua đời vì căn bệnh thế kỷ. Trong đó, có khoảng 80 em là trẻ có H trên tổng số 938 em nhỏ tại Nyumbani.


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 5

Con số trẻ em được chăm sóc tại “làng HIV” Nyumbani là quá ít ỏi nếu đem so sánh với thực tế: 1,1 triệu trẻ em khác mồ côi ở Kenya vì HIV nhưng không có nơi nương tựa. 

Tình trạng này còn đau xót hơn trên quy mô toàn châu Phi: trong vòng 6 năm từ 2001 tới 2007, số trẻ em dưới 15 tuổi có H ở châu lục này đã tăng gấp đôi, lên mức 330.000 em. Trong đó, 90% các em mang trong mình virus HIV ngay từ khi còn trong bụng mẹ.


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 6

Tại “làng HIV” này, các em nhỏ sống cùng những người lớn tuổi. Phần nhiều trong số họ không có quan hệ thân thích nhưng tất cả sống bên nhau như ông bà với các cháu. Theo thống kê, mỗi ông bà tại Nyumbani chịu trách nhiệm chăm sóc và giáo dục khoảng 10 em nhỏ của làng. 

Tất cả họ đều thấy vui vì điều đó. Bà Janet Kitheka – người mất một con gái và 2 người cháu vì AIDS chia sẻ: “Khi tới đây, việc chăm sóc những đứa nhỏ khiến tôi luôn bận rộn để không thể nghĩ về quá khứ đau buồn… Tôi hạnh phúc vì những đứa trẻ này”.


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 7
Các em nhỏ mồ côi học hát tiếng Anh tại trường học trong "làng HIV"

Để tạo điều kiện sống tốt nhất cho các cư dân nhí trong làng, nhiều tổ chức hảo tâm và các nhà chức trách đã tài trợ cho Nyumbani. Nhờ vậy, trẻ mồ côi ở đây được đi học, chơi đùa và phát triển như những đứa trẻ bình thường.

Quan trọng hơn, tất cả các trẻ có H tại đây đều được điều trị thuốc ARV kháng virus liên tục.


Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 8

Đến thăm “làng HIV châu Phi” toàn trẻ mồ côi 9

Theo thời gian, người dân trong làng Nyumbani muốn trở nên độc lập với những khoản tài trợ bên ngoài. Họ bắt đầu trồng cây Melia Volkensii và hi vọng sau khi cây trưởng thành, họ có thể thu hoạch gỗ và kiếm thêm thu nhập.

Ngày 1/12 hàng năm được cả thế giới chọn làm Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. Chủ đề năm nay được chọn là “Không phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS”.

Để hưởng ứng ngày này, chính quyền các cấp ở Việt Nam đã thực thi rất nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của căn bệnh thế kỷ tại nước ta. 

Mục tiêu được Việt Nam đặt ra đó là “90-90-90”: 90% số người có HIV biết được tình trạng của mình, 90% số người đã chẩn đoán có HIV được điều trị ARV liên tục và 90% người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.


Nguồn: CBS News, Wikipedia, UNAids, Bigstory, UNICEF
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày