Ngọn núi lửa Llaima tại Chile đang phun trào dung nham. Núi lửa là hiện tượng diễn ra trên Trái Đất và các hành tinh vẫn còn có hoạt động địa chất. Nói cách khác, núi lửa phun chứng tỏ rằng hành tinh đó vẫn còn đang “sống”.
Các ngọn núi lửa ở vùng đất tuyết trắng Alaska được chụp lại từ cửa sổ máy bay. Trên thế giới, Mỹ là quốc gia đứng thứ 3 về số lượng núi lửa đang hoạt động, trong đó Alaska chiếm một phần đáng kể.
Ngay cả từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, người ta cũng có thể chụp được cảnh tro bụi phun trào từ một ngọn núi lửa ở Chile. Cùng với dung nham nóng chảy, khói bụi từ núi lửa là thứ gây hại cho con người rất lớn, không chỉ về sức khỏe mà còn khiến máy bay rất khó hoạt động.
Hai sĩ quan quân đội ở Papua New Guinea đang thoải mái lội trong làn nước xanh bất chấp cảnh núi lửa phun khói ngay sau lưng. Đất nước châu Đại Dương này nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương và có lẽ người ta đã quá quen với những cảnh tượng nguy hiểm.
Các thành viên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS ngắm nhìn cảnh núi lửa Etna ở đảo Sicily, Ý đang phun trào. Cứ khoảng 150 năm một lần, ngọn núi lửa này lại tàn phá khu vực quanh nó, tuy nhiên con người vẫn mạo hiểm sinh sống tại đây vì nguồn đất đai quá màu mỡ.
Núi lửa Augustine ở Alaska phun khói giống hệt một cái đĩa khổng lồ trên bầu trời. Núi lửa Augustine là một ngọn núi tuyết phủ nhưng trong lòng lại ẩn chứa dung nham nóng bỏng.
Khi ngọn núi lửa Chaiten ở Chile phun trào, nó đã phá hủy các ngôi làng xung quanh bằng dung nham nóng rẫy, khói bụi dày đặc và còn khiến nước sông dâng cao gây lụt lội khi những thứ trào ra từ núi lửa tràn ngập cả dòng sông.
Phi hành đoàn tàu con thoi Endeavour chụp lại cảnh ngọn núi lửa Kliuchevskoi của Nga đang thức giấc. Khói bụi từ ngọn núi lửa này bốc cao tới 20km và gió mang chúng đi xa tới hơn 1.000km, những con số cho thấy sự hoành tráng của núi lửa.
Dù rất nguy hiểm nhưng cảnh một ngọn núi tuyết bỗng phun trào khói bụi và dung nham luôn rất đẹp. Trong bức ảnh trên, tuyết trắng và khói bụi, vẻ chết chóc của núi lửa và bầu trời bình yên tạo ra sự tương phản lớn.
Núi lửa Kliuchevskoi là một trong những ngọn hoạt động “chăm chỉ “ nhất thế giới vì nó nằm trên ranh giới giữa hai mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Âu – Á. Khi hai mảng kiến tạo va chạm với nhau, chúng khiến các lớp dung nham trào lên qua các kẽ nứt trên vỏ Trái Đất mà ở đây chính là miệng núi lửa.
Hơi nước nóng bốc lên từ làn nước gần núi lửa ở Papua New Guinea. Đây là “đặc sản” của các ngọn núi lửa gần biển.
Khói từ núi lửa Etna bốc lên cao vượt so với các đám mây phía dưới. Những khi núi lửa Etna hoạt động mạnh, nó có thể tạo ra các đảo nhỏ làm bằng dung nham ở gần bờ biển.