Đa dạng và cực kute với mô hình nhựa

Hisoka, Theo 00:00 26/11/2010
Chia sẻ

Mô hình nhựa là 1 thú chơi rất phổ biến trên thế giới từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam nó mới chỉ dần trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Mô hình nhựa hay còn gọi là mô hình tỉ lệ, là những bản sao mô phỏng bất cứ thứ gì bằng nhựa, có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn kích thước thực tế của đối tượng. Ban đầu mô hình nhựa không được dùng để làm đồ chơi đâu, mà được dùng để làm các sa bàn hướng dẫn trong các công trình lớn, đặc biệt là các cung điện.
 
Nhà búp bê đã có từ thế kỷ 17 ở Đức
 
Ngành công nghiệp làm mô hình trở nên phát triển hơn trong thời kỳ chiến tranh, khi nhu cầu về các mô hình dung cho sa bàn chiến trận trở nên cấp thiết. Từ đó các mô hình về máy bay, tàu thủy, các loại xe tăng, pháo, ô tô, nhà cửa, và cả mô hình người trở thành 1 ngành sản xuất dành riêng cho quân đội, lúc đó các mô hình chỉ được sản xuất từ các loại tạp chất kẽm, thường rất dễ bị gãy, hỏng.
 
Và do nhu cầu của thị trường về đồ chơi nên sau khi chiến tranh đi qua, làm mô hình trở thành một trong những thú vui thời thượng.
 
Dựng lại một trận chiến thời Trung cổ
 
Thú vui sưu tầm các mẫu xe mô hình được phổ biến và phát triển vào những năm 1950 vì độ chi tiết và chất lượng của chúng càng lúc càng tăng. Mô hình gia nhập vào thị trường tiêu dùng khoảng những năm 1953 bởi công ty Revell của Mỹ.
 
Ban đầu các công ty chuyên sản xuất các mô hình đóng hộp, mỗi hộp mô hình được sản xuất như 1 món quà với những mảnh để ghép thành 1 mô hình cụ thể. Do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng nên càng ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực này, bao gồm Corgi, được sản xuất bởi công ty Mettoy, xuất hiện vào năm 1956 và là công ty tiên phong trong vấn đề thiết kế nội thất và cửa sổ bằng nhựa trên các mẫu xe của họ.
 
Mô hình chiếc xe Saab được hãng làm để kỷ niệm ngày sản xuất của nó
 
Tới năm 1960, công ty Monogram sản xuất 1 mẫu mô hình máy bay với tỷ lệ chính xác là 1:4, từ đó các mô hình mới được sản xuất theo những tỷ lệ cụ thể 1 cách chính xác để tạo nên sự đồng bộ giữa các loại mô hình khác nhau, đó thực sự là 1 bước tiến khiến những người chơi mô hình rất hưởng ứng. Các mẫu mô hình ngày càng trở nên tinh xảo và giống thật, từ các mô hình xe cộ, tới nhà cửa, các mô hình kiến trúc, các mô hình người hay nhân vật nổi tiếng…
 
Ngôi nhà trong phim hoạt hình "Up" rất quen thuộc
 
Đoàn tàu chạy pin là một trong những mô hình nổi tiếng và lâu đời nhất đấy
 
Những chú Pokemon cute vô cùng từng được teen đua nhua sưu tầm
 
Ngày nay mô hình nhựa trở thành một thú vui rất phổ biến và có hẳn cộng đồng đông đảo và rất nhiều diễn đàn dành cho môn nghệ thuật này. Hiện tại thì mô hình nhựa đã vươn lên thành cả một ngành công nghiệp chế tạo. Các hãng kiến trúc và xây dựng lớn có những đội ngũ chuyên làm các mô hình về các công trình để trưng bày và chào hàng, mô hình còn được dựng để triển lãm về quy hoạch, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo thương hiệu…
 
Vì được chế tác từ nhựa, nên các mô hình nhựa rất giống thật, nhiều lúc giống đến giật mình! Người ta đã dùng mô hình nhựa để mô tả lại những sa bàn quan trọng, các trận đánh, các khung cảnh lịch sử trong các bảo tàng vì đặc tính giống thật, dễ chế tạo, dễ bảo quản của nó.
 
Sa bàn trận chiến thời kỳ nội chiến Mỹ
 
Sân vận động Tổ chim ở Trung Quốc nhé!
 
Xe tank T34 trong chiến tranh Việt Nam
 
Nhưng nói chung thì mô hình tỉ lệ được người ta sưu tầm và lắp ghép là phổ biến nhất. Các hãng mô hình nổi tiếng có thể kể đến như: Tamiya, Academy, Revell, Humbrol, Model Master, AMT …
 
Mô hình nhựa có thể chia làm 1 số dòng chính như sau
 
Mô hình máy bay (Aircraft)
 
Mô hình xe quân dụng, tăng thiết giáp, các loại tên lửa, trọng pháo (Military)
 
Mô hình tàu bè, hàng không mẫu hạm (Nautical)
 
Các mô hình sa bàn (Dioramas)
 
Các mô hình nhân vật trong anime và manga rất cute (Figures )
 
Các loại xe máy và ô tô, xe dân dụng phổ biến (Vehicles)
 
Các mô hình giả tưởng (Sci-fi)
 
Các mô hình kiến trúc (Architecture)
 
Hai Figures cực kute
 
Mô hình thuyền buồm cũng được rất nhiều người ưa chuộng
 
Những mô hình kiến trúc hoành tráng
 
 
Gundam cũng là 1 trong những biểu tượng của mô hình nhựa đấy nhé!
 
 
Về một mẫu mô hình tỉ lệ, bao gồm các mảnh khác nhau, được tách sẵn hoặc gắn trên một bảng nhựa. Người chơi mô hình có thể mua về và ghép chúng lại.
 
Các mảnh ghép trong 1 bộ kit
 
Nói là đơn giản như thế, nhưng thú chơi mô hình cực kỳ công phu và tốn kém, cả thời gian lẫn tiền bạc đấy nhé! Giá tiền của 1 mô hình phổ biến từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng.
 
Trước tiên là việc cắt cẩn thận và đánh dấu hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn mảnh nhỏ tùy vào độ phức tạp của các bộ mô hình cũng đã khiến người chơi xây xẩm mặt mày!
 
Cắt rời các mảnh ra thế này rồi ghép lại
 
Việc tiếp theo là tỉ mẩn ngồi đọc kỹ hướng dẫn kèm theo và ghép những mảnh vừa cắt lại với nhau. Công đoạn này thú vị nhất vì nó tạo nên hình dáng của mô hình một cách từ tốn, người chơi được ngắm nghía thành quả của mình dần được xuất hiện.
 
Thế nhưng việc ghép cũng có rất nhiều khó khăn, dù là hướng dẫn lắp ráp rất chi tiết nhưng nhiều khi chúng ta vẫn không thể hiểu nổi một vài chi tiết phải ghép như thế nào, thậm chí nhiều khi chi tiết còn bị đánh số sai, không giống như trong sách, lúc này thì người chơi chỉ còn cách dùng cái đầu sáng tạo của mình để giải quyết.
 
Cắt và ghép xong mô hình thì đã là khá lắm rồi, nhưng đẳng cấp của người chơi mô hình lại nằm ở khâu hoàn thiện, tức là sơn sửa và làm cho mô hình trở nên giống ý như thật.
 
Đôi lúc việc sơn sửa phải thực hiện rất thủ công
 
Mô hình nhựa không hề dễ làm, các mô hình nhỏ có thể cần vài ngày làm việc cật lực, còn các mô hình lớn có thể cần tới hàng năm trời. Chính vì thế mà thú chơi mô hình đòi hỏi nhiều công phu và đồ nghề. Bước vào phòng của người làm mô hình bạn sẽ bị choáng ngợp bởi rất nhiều dụng cụ, y như xưởng cơ khí cỡ nhỏ, bao gồm đủ loại dao, kéo, kìm, kẹp, dũa, đục, khoan, các loại sơn, máy nén khí, keo, sắt, thép, nhựa, đủ loại …
 
Bàn thiết kế luôn lỉnh kỉnh đủ các đồ nghề
 
Không chỉ là việc cắt, dán, sơn, sửa các mẫu có sẵn, những người chơi mô hình còn tự mình chế tạo (scratch build) những thứ chưa hề có trên thị trường để thể hiện sự độc đáo và khả năng sáng tạo của họ.
 
Bumblebee quen thuộc được dựng hoàn toàn bằng tay nhé
 
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày