Bức ảnh chụp lại đàn cá mập và cá heo tập hợp lại thành một quả cầu xoáy khổng lồ gần sát mặt nước – gọi là Bóng mồi (Bait Ball). Bất kì con cá nào rơi vào xoáy nước đó sẽ nhanh chóng trở thành bữa ăn cho chim biển săn mồi phía trên mặt nước hoặc những con dã thú tấn công từ phía dưới. |
Trong làn nước trong vắt, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh con cá nục heo xấu số đang mắc vào lưỡi câu. Thật là tội nghiệp cho chú ta! |
Bức ảnh ghi lại hình ảnh đàn cá mập vây trắng đang nằm nghỉ ngơi trên bãi đã dưới lòng nước sâu gần đảo Cocos. Bức hình này được chụp vào ban đêm. Việc cá mập tập hợp tại đảo Cocos đông một cách lạ thường – một trong những nơi đông nhất trên trái đất - đã phản ánh sự giàu có của hệ sinh thái biển ở nơi đây. Sở dĩ như vậy là do chính phủ đã Costa Rica đã ra lệnh cấm đánh cá cách đây hơn 20 năm. |
Đây là hình ảnh cặp cá măng con đang bơi tách ra khỏi đàn tại đảo Cocos. Nguồn nước dinh dưỡng từ sâu lòng Thái Bình Dương dâng lên dọc bờ hòn đảo là nguồn thức ăn dồi dào, nuôi sống số lượng lớn các sinh vật biển đa dạng nơi đây. |
Những con chim điên (Booby) ở đảo Manuelita (phía Bắc Cocos) đang đậu trên cành cây nhỏ nhắn, ngắm nhìn vịnh Chalham (một quận đảo thuộc Bắc Carolina, Hoa Kỳ) và đảo Cocos. |
Ngụy trang thành bọt biển có màu vỏ quýt, con cá vây chân đang “đậu” trên rạn san hô dưới lòng đại dương bằng những chiếc vây có hình dáng như đôi chân. |
Bức ảnh tuyệt đẹp của đàn cá mập đang ẩn nấp dưới mặt biển gần bãi đá của đảo Cocos. |
Những con cá sơn đá vây đỏ và những con cá hanh vàng xanh đang ẩn nấp trong khe đá tối tăm dưới lòng đại dương, nơi mà chúng có thể tránh những con cá mập đói khát đang đi ngang qua. |
Đảo Piedra Sucia – Dirty Rock “Hòn đá bẩn” – xuất hiện mờ ảo phía sau con rùa biển tại hòn đảo Cocos xinh đẹp. Thiết bị theo dõi rùa biển của những nhà khoa học cho thấy một số con vẫn sống gần bờ biển trong suốt cả cuộc đời, trong khi số khác đã bơi xa hàng trăm dặm, vượt ra ngoài vùng nước được bảo vệ. |
Người ta đã chụp lại được hình ảnh ấn tượng của con cá nhám voi “khổng lồ” bên cạnh một thợ lặn có tên là Enric Ballesteros của nhóm nghiên cứu Ocean Now. Mặc dù được mệnh danh là loài cá mập to lớn nhất, nhưng gã khổng lồ ấy lại không hề biết “cắn”. Cá nhám voi chỉ ăn những sinh vật phù du và một vài sinh vật biển nhỏ khác bị hút vào miệng khi chúng đang bơi. |
Trong chuyến di cư dài ngày của mình, đàn cá mập đầu búa đang dừng chân tại bờ biển Cocos – nơi mà chúng gọi là “Bến đậu sạch sẽ (cleaning stations). Sở dĩ Cocos có cái tên ngộ nghĩnh như vậy là bởi khi những con cá mập đầu búa đi qua đây, chúng sẽ được những con cá nhỏ hơn “cọ rửa” sạch sẽ bằng cách ăn những sinh vật kí sinh trên da, mang và miệng của cá mập. |