Tháng 7 năm 1969, hơn 600 triệu người trên thế giới đã được chiêm ngưỡng Neil Armstrong trở thành người đầu tiên bước đi trên
mặt trăng. Có nhiều nhận định cho là những bước đi của Armstrong như những bước tiến dài của lịch sử phát triển loài người… Sau đó một thời gian, dư luận bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Đó là việc đáp tàu vũ trụ và đi lại trên mặt trăng hoàn toàn là … fake và nó được dựng lại trong trường quay Hollywood
. Cùng phân tích một vài tấm hình tiêu biểu xem thế nào nhé!
Bức hình chụp Neil Armstrong và Buzz Aldrin đang cắm cờ Mỹ lên mặt trăng. Bóng của Aldrin (A) dài hơn của Armstrong. Điều này được cho là không thể vì ánh sáng duy nhất trên mặt trăng là từ mặt trời, nên hiện tượng đổ bóng không thể lệch nhau như vậy.
Hình Buzz Aldrin đứng và ánh mặt trời chiếu qua vai. Mặc dù phía bên phải có đổ bóng, nhưng trên bộ đồ bảo hộ có quá nhiều chi tiết. Đáng lẽ ra là nó phải bị tối và bị ẩn đi vì độ tương phản giữa sáng và tối là cực kì rõ trên mặt trăng.
Và vì không có bầu khí quyển nên tất cả các hình chụp trên mặt trăng phải nhìn sáng. Nhưng khung cảnh phía sau Aldrin có vẻ chìm dần vào bóng tối (hiệu ứng “tối dần’ này không hề tồn tại trên mặt trăng – theo các nhà khoa học). Còn có nhiều tranh cãi về hình ảnh phản chiếu ở mặt kính trong trên mũ Aldrin. Có người nói đó là một cái trực thăng (???), có người cho rằng đó là một cấu trúc làm bằng kính dài 12m. Nhưng NASA khẳng định hình ảnh phản chiếu các thiết bị đang đặt trên mặt trăng.
NASA quả quyết rằng hình thể lạ (E) được chụp cách bề mặt mặt trăng 95km là bóng của bộ phận rocket chính. Nhưng khi một vật thể bay lớn mà lại bay ở một độ cao thấp hơn so với trái đất thì không thể đổ bóng to và rõ như thế được.
Bức hình chụp John Young và James Irwin – cũng như nhiều bức khác của Apollo cho thấy một bầu trời không có sao (J). Vì mặt trăng không có bầu khí quyển nên bầu trời có sao thì mới hợp lí chứ nhỉ? NASA bào chữa rằng ánh sáng mặt trời lúc đó quá mạnh nên đã làm lu mờ ánh sáng từ các ngôi sao.
Alan Bean đang cầm hộp đựng mẫu vật. Sự mâu thuẫn ở đây là bức ảnh chụp từ máy ảnh đặt ở ngực Charles Conrad. Có vẻ như Conrad đứng ở vị trí thấp hơn Alan Bean nên phần mũ (L) đáng nhẽ không được hiện diện trong hình. Bóng đen của Alan Bean đổ lung tung theo nhiều hướng chứ không thẳng như mong đợi. Điều này cho thấy còn có nhiều “nguồn sáng” chiếu ở đây nữa. Có thể là các loại đèn trong studio chẳng hạn!
Chiếc hộp mà Alan Bean đang cầm lại sáng chói ở phần đáy (N), trong khi rõ ràng nó đang ở vị trí khuất sáng.
Còn rất nhiều mâu thuẫn khác liên quan đến dấu chân (giả thuyết đặt ra là dấu chân in lại rõ ràng do các phi hành gia bước đi trên nền cát ẩm) hay không có tấm phim chụp ảnh được sản xuất vào những năm 1970 chịu được nhiệt độ âm trên mặt trăng, v.v...
. Còn bạn thì nghĩ sao, liệu NASA có mắc bệnh "thành tích" không nhỉ?