Khi nhìn vào bất kì 1 bản đồ hay hình ảnh từ vệ tinh nào, chúng ta đều thấy màu của nước biển là màu xanh dương? Tuy nhiên trên thực tế thì nó lại có màu xanh lục, đó là do chất diệp lục mà các sinh vật phù du tiết ra. Nhưng theo các nhà khoa học thì nước biển có màu xanh dương có thể giảm tỉ lệ bão trên biển đến 70%.
Để biến nước biển trở lại màu xanh dương không phải là khó song điều này chỉ đến khi chúng ta loại bỏ tất cả các sinh vật phù du. Việc làm này sẽ cho phép nhiều ánh sáng mặt trời có thể rọi xuống nước biển, tạo tác động đáng kể đến sự hình thành các cơn bão và lũ. Không có sinh vật phù du, bề mặt nước sẽ giảm nhiệt độ, làm giảm đi tiềm năng để phát triển thành những lực mạnh tạo thành bão (bão biển thường hình thành ở các vùng nước ấm).
Rõ ràng việc tiêu diệt toàn bộ số thực vật phù du của đại dương là một ý tưởng khủng khiếp mà không ai có thể tán thành. Tuy nhiên, mức độ thực vật phù du đã bị giảm trong một thế kỷ qua, một hiện tượng mà có thể có tác động tích cực đáng ngạc nhiên.
Anand Gnanadesikan của Hiệp hội Hải dương học và Khí quyển Quốc gia đã cho vận hành một loạt các mô phỏng máy tính với các số liệu thiết lập về thực vật phù du trong các phần của Thái Bình Dương. Nếu sự thay đổi mật độ phù du này có thực thì nó sẽ gây ra chút đột biến nhỏ trong các cơn bão chạy dọc theo đường xích đạo đặc biệt là khu vực phía bắc của đường xích đạo lại có sự giảm sút lớn tới 70%.
Tuy vậy, nhiều nhà khoa học vẫn đặt 1 câu hỏi là liệu việc giảm thiểu phần lớn các cơn bão sẽ mang lại lợi ích hay sẽ lại tiềm ẩn 1 thảm họa môi trường? Nhưng hi vọng những thảm họa đó chúng ta sẽ không phải đối mặt trong cuộc sống thực, bởi việc biến mất những sinh vật phù du cũng sẽ có những ảnh hưởng ít nhiều đến việc chấm dứt sự sống của đại dương do phù du là loại thức ăn phổ biến của phần lớn sinh vật biển.