Mới đây, ảnh chụp x – quang của một tia sét đã được ghi lại bằng một máy ảnh có tốc độ cực nhanh. Bức ảnh cho thấy tất cả các bức xạ trong tia chớp.
Trong cơn bão gần đây ở Camp Blanding, bang Florida, nước Mỹ, các máy ảnh điện tử chuyên dụng đã thu được hình ảnh “đóng băng” một tia chớp nhân tạo gây ra bởi tên lửa.
Hình ảnh tia sét được chụp bằng X-quang
Joseph Dwyer, một nhà nghiên cứu sét tại Viện Công nghệ Florida ở Melbourne cho biết: “
Có thứ gì đó di chuyển nhanh tương đương với việc đi từ Trái đất đến Mặt trăng trong vòng mười giây”.
Vài năm gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra bức xạ tia chớp, Dwyer – người đã tiết lộ những bức ảnh này tại một cuộc họp hàng năm của Hội Địa lí Mỹ tại San Francisco hồi đầu tháng nay.
Nhưng cho đến nay các nhà khoa học không có công nghệ để chụp lại những bức ảnh x-quang một cách nhanh chóng để thấy được các bức xạ thành phần.
Loại máy ảnh có khả năng chụp nhanh hình ảnh như yêu cầu sẽ tạo được thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu sét và phóng xạ xung quanh nó. Kết quả là một máy ảnh bao gồm một máy phát hiện x-quang đặt trong một hộp có kích thước và hình dạng của tủ lạnh được lót bằng chì để che chắn các máy dò x-quang từ bức xạ bên ngoài. Tia x-quang được nhập vào hộp thông qua một lỗ nhỏ.
Bởi vì sét di chuyển rất nhanh, đòi hỏi máy ảnh phải chụp được 10 triệu ảnh/giây. Một thách thức nữa là việc lưu trữ dữ liệu. Với tốc độ ghi hình nhanh như vậy thì việc lưu trữ hình ảnh đòi hỏi cao hơn so với các máy ảnh thông thường.
Lưới lục giác mô tả đường truyền của tia sét
Để làm như vậy, các máy dò x-quang phải chụp những bức ảnh ở độ phân giải tương đối thấp của 30 điểm ảnh, các tấm ảnh sẽ được thể hiện bởi các hình lục giác. Mặc dù vậy, việc giải quyết độ sắc nét đủ để lộ rõ và sắc nét thì cực kì khó.
Các tia chớp đã được kích hoạt bằng cách tung ra các tên lửa tí hon vào trong các cơn dông tạo ra sét nhân tạo. Các tên lửa này sẽ được gắn những sợi dây phía sau để tiện quan sát và giúp ích cho việc chụp hình. Sét nhân tạo không làm thay đổi hoạt động tự nhiên của các cơn dông bão.
Việc nghiên cứu và chụp x-quang tia sét sẽ giúp ích cho con người về lâu dài, mặc dù hiện nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể.