Chụp được ảnh 7 con tê giác siêu hiếm

G.P, Theo Mask Online 12:23 10/08/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Việt Nam, Mỹ bắt đầu tẩy rửa dioxin tại Đà Nẵng, phát hiện di sản mốc giới quyền đánh cá thời vua Minh Mạng.

Chụp được ảnh 7 con tê giác hiếm nhất thế giới 


Trong suốt 26 năm qua, đây là lần đầu tiên mà nhà bảo tồn Tarmizi mới ghi lại được ảnh của 7 con tê giác hiếm nhất thế giới tại Vườn quốc gia Leuser, tỉnh Aceh, Indonesia. 

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem

Ông Tarmizi cho biết, trong số 7 con tê giác Sumatra cực hiếm này có 1 con đực và 6 con cái. Đây cũng là những hình ảnh trong số hơn 1.000 bức hình được 28 camera chụp lại từ cuối tháng 7/2012.

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem

Hiện nay có khoảng hơn 27 con tê giác sinh sống ở Vườn quốc gia Leuser. Loài tê giác Sumatra đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Ước tính trong tự nhiên hiện chỉ còn hơn 200 cá thể sinh sống thành các nhóm nhỏ ở Indonesia và Malaysia. 

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem

So với 15 năm trước đây dân số loài tê giác Sumatra đã giảm một nửa. Còn nếu tính từ năm 1985 thì dân số tê giác Sumatra giảm đến 70%, chủ yếu do chúng bị săn bắt và mất môi trường sống. 

(Nguồn tham khảo: CBC news)

Việt Nam, Mỹ bắt đầu tẩy rửa dioxin tại Đà Nẵng


Ngày 9/8, Việt Nam và Mỹ đã khởi công dự án xử lý ô nhiễm dioxin từ hóa chất diệt cỏ da cam tại các khu vực của Sân bay Đà Nẵng - nơi lưu trữ chất da cam trong chiến tranh Việt Nam.

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem

Dự án đã được lập kế hoạch rất kỹ càng để tránh bất kỳ tác động có hại nào tại khu vực sân bay nơi diễn ra hoạt động xử lý môi trường cũng như tại cộng đồng xung quanh. Các biện pháp bảo đảm an toàn sẽ được áp dụng để kiểm soát bụi, nước mưa chảy tràn bề mặt và hơi ẩm/hơi nuớc thoát ra.

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem

Đại sứ Hoa Kỳ David B. Shear nói: “Trong vài năm tới, các công nhân của dự án sẽ đào xúc đất, trầm tích nhiễm dioxin, vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, phân hủy dioxin trong đất bị ô nhiễm. Việc làm này đảm bảo cho đất đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam và Hoa Kỳ về độ an toàn cho những người dân sống và làm việc tại khu vực này”.

(Nguồn tham khảo: Datviet)

Phát hiện di sản mốc giới quyền đánh cá thời vua Minh Mạng


Trong chuyến khảo sát thực địa mới đây, Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh TT-Huế cho biết đã phát hiện mốc giới về quyền đánh cá khắc trên đá gần 200 năm tại Khu vực dự kiến xây dựng Khu Bảo vệ thủy sản Gành Lăng, Lộc Bình, huyện Phú Lộc.

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem
Mặt bên mốc đá. 

Tại mốc giới này, hán tự được khắc chìm sâu trên đá tảng nửa chìm, nửa nổi trên mặt nước đầm phá. Sau gần 200 năm, mặt chính của mốc đá này vẫn còn khá rõ, còn mặt bên chữ gần như còn nguyên vẹn.

chup-duoc-anh-7-con-te-giac-sieu-hiem
Mặt trước mốc đá.

Mặt bên đọc là: Minh Mạng nguyên niên, ngũ nguyệt nhị thập bát nhật (Năm thứ nhất thời Vua Minh Mạng, ngày 28 tháng 5 _ Tương ứng tây lịch là: 08/7/1820). Mặt chính có các chữ đầu là: Phao Võng, Tăng Sà, Thủy Bạn, tam xã thủy diện… (có thể hiểu là 3 làng chài thủy cư Phao Võng, Tăng Sà, Thủy Bạn_tiếng Hán không có chữ làng, ở đây dùng chữ xã; các chữ bên dưới chưa đọc được).

Bước đầu có thể khẳng định, đây là mốc giới “quyền đánh cá” của 3 làng chài tại Huế dưới thời Vua Minh Mạng. Dự kiến, Chi cục sẽ tiếp tục khảo sát thêm và trình các cơ quan chức năng có thể thành lập một bảo tàng nghề cá nhỏ tại đây để kịp thời bảo vệ các mốc trên.

(Nguồn tham khảo: Dantri)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày