Chất kịch độc mang tên… nụ cười |
Các nhà khoa học vẫn đang đau đầu khi chưa thể lý giải hết được một loại thuốc “thời thượng” 2C-I mà giới “dân chơi” đường phố thường gọi với cái tên “smiles” (nụ cười).
2C-I là một loại thuốc tác động mạnh đến thần kinh này, hiện tồn tại ở dạng bột và dạng viên, chứa một loại hóa chất henethylamines trong cây xương rồng Mexico, có tác dụng kích thích, gây ảo giác giống như nấm psilocybin (nấm ma thuật) hay thuốc ma túy an thần LSD.
2C-I lần đầu tiên được phát hiện bởi Alexander Shulgin, một nhà dược học đã nhân rộng MDMA (hay còn gọi là “thuốc lắc”) vào những năm 1970. Tuy nhiên, những tác động sinh lý đó cho đến nay vẫn là vấn đề thách thức sự hiểu biết của các nhà khoa học.
Hiệu ứng ảo giác của nhóm thuốc 2C xuất hiện do mức độ serotonin của não - chất dẫn truyền thần kinh tương tự LSD và psilocybin (một loại ma túy gây ảo giác). Tuy nhiên, đặc tính kích thích của 2C làm cho chúng trở nên càng nguy hiểm vì có khả năng giết chết người sử dụng bằng những cơn đột quỵ.
Ngoài ra, chất kích thích cũng gây rối loạn nhịp tim dễ dẫn đến tử vong. Tác dụng phụ thường xuyên xảy ra khi dùng 2C-I là buồn nôn, ói mửa, cảm giác sợ hãi và hoảng loạn.
Tính đến tháng 7/2012, Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ đã phân loại 2C-I là một chất phải kiểm soát chặt chẽ, mọi hành vi sản xuất, mua bán hoặc sở hữu đều là bất hợp pháp.
(Nguồn tham khảo: Life’s Little Mysteries)
Tìm thấy kho báu cổ trị giá 832.000 tỷ VNĐ |
Các nhà khoa học sẽ sớm công bố thành tựu khảo
cổ ngoạn mục nhất thế kỷ 21 - kho báu chứa vàng và đồ trang sức trị giá
hàng tỷ USD nằm trong ngôi đền Sree Padmanabhaswamy ở miền Nam Ấn Độ.
Với sự giúp đỡ của linh mục trông coi ngôi đền, các nhà khoa học đã nhanh chóng tìm thấy 6 căn phòng được đánh dấu từ A đến F.
Điều
làm các nhà khảo cổ hết sức ngỡ ngàng đó là rất nhiều kim cương, vàng,
tiền xu có niên đại hàng trăm năm cùng với vương miện, các loại đá quý
được bọc cẩn thận trong các tấm lụa, cùng nhiều đồ trang sức cổ khác
được chứa trong 5 phòng.
Đền Sree Padmanabhaswamy của Ấn Độ là nơi chứa kho báu có giá trị lên tới 40 tỷ USD.
Riêng
phòng B, nơi được bảo vệ bởi những con rắn theo truyền thuyết địa
phương, vẫn chưa được mở. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cho rằng, căn phòng
này chứa rất nhiều tượng vạng, đá quý và các đồ trang sức mà tổng giá
trị có thể lên tới 40 tỷ USD (khoảng 832.000 tỷ VNĐ).
Các
nhà khảo cổ đang kêu gọi chính phủ Ấn Độ tiếp tục tăng cường bảo vệ
ngôi đền trước khi có bất cứ quyết định nào được đưa ra về việc tranh
chấp chủ quyền kho báu.
(Nguồn tham khảo: Foxnews/Datviet)
Hóa thạch "khủng long của đại dương" |
Các nhà khoa học Anh đã tìm thấy hóa thạch của loài cá sấu tiền sử khổng lồ, được mệnh danh là “khủng long T-Rex của đại dương”.
Hai mảnh xương của hai chú cá sấu dài 6,71m, được phát hiện ở phía Nam nước Anh, có tên khoa học là Plesiosuchus và Dakosaurus Đây là hai loài hàng đầu trong chuỗi thức ăn trên biển khi chúng khám phá vùng nước nông bao trùm phía Nam của nước này 150 triệu năm trước. Một con xé xác con mồi đến chết và con cá sấu khổng lồ khác hút cạn máu con mồi.
Ảnh phục dựng lại loài cá sấu tiền sử khổng lồ.
Phân tích hóa thạch, các nhà khoa học cho biết: “Xương sọ của hai loài cá sấu đại dương này có nhiều điểm tương đồng với T-rex. Hộp sọ lớn nhất từng tìm được của Pleisiosuchus có đường kính xấp xỉ 1,3m, tức là to ngang với hộp sọ của một con khủng long bạo chúa trưởng thành”.
Họ đi đến kết luận rằng, Plesiosuchus chính là loài cá sấu đại dương lớn nhất từ trước tới nay, lớn hơn cả cá sấu nước lợ và cá mập trắng khổng lồ. Răng của chúng có công năng y hệt như răng của sá voi sát thủ hiện đại, cho phép Plesiosuchus đớp cả con mồi lớn lẫn nhỏ.
Tuy nhiên, chính Dakosaurus mới là loài cá sấu dị thường. Đặc điểm hộp sọ và xương hàm của loài cá sấu cổ đại dài 4,5m này cho thấy nó là loài động vật hút máu. Cũng có nghĩa đây là loài cá sấu hút máu đầu tiên từng được biết đến trong lịch sử.
(Nguồn tham khảo: Discovery News)
Phát hiện loại virus mới gây ra bệnh sốt xuất huyết |
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California (Mỹ) cho biết, mới phát hiện ra loại virus mới - tên là virus Bas-Congo hay BASV tồn tại trong môi trường tự nhiên, ở côn trùng hoặc động vật song cũng có thể lây lan qua tiếp xúc giữa người với người.
Theo nghiên cứu, BASV không giống với bất kỳ loại virus khác gây ra bệnh sốt xuất huyết. Về mặt di truyền học, nó có liên quan tới các loại virus gây ra bệnh dại. Ở loài cá, các virus bệnh dại có thể khiến cho chúng chảy máu đến chết, được gọi là hội chứng nhiễm trùng máu xuất huyết.
Các nhà nghiên cứu đang phát triển một thử nghiệm kháng thể đối với virus BASV có thể giúp chẩn đoán triệu chứng của bệnh này trong các ổ dịch tương lai.
(Nguồn tham khảo: Vietnamplus)