Cận cảnh ếch "âm dương" cực lạ mới phát hiện ở VN |
Một loài ếch mới có tên khoa học là Leptobrachium leucops đã được phát hiện ở khu rừng trên cao nguyên Langbian, thuộc địa phận 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa của Việt Nam.
Tạp chí Times đã gọi loài lưỡng cư này là “ếch âm dương” vì đôi mắt kỳ lạ có một nửa màu trắng, một nửa màu đen, giống như vòng tròn âm dương của chúng.
Tên Việt Nam của loài lưỡng cư này là Cóc mày mắt trắng.
Báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết môi trường sống ưa thích của ếch "âm dương" là môi trường ẩm ướt của các khu rừng thường xanh trên núi cao.
Việc phát hiện ra ếch "âm dương" là một trong những minh chứng cho sự đa dạng sinh học của Việt Nam.
Dù vậy, cũng như nhiều loài động vật khác, loài ếch này đang đứng trước nhiều mối đe dọa cho sự sinh tồn.
Đó là nạn chặt phá rừng và việc săn bắt quá mức của người dân địa phương.
(Nguồn tham khảo: Kienthuc)
Sắp khẳng định "hạt của Chúa" tồn tại |
Các nhà khoa học của Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) thông báo, vào tháng 3/2013 có thể họ sẽ tuyên bố loại hạt mới mà họ tìm thấy trong năm nay chính - hạt Higgs vào.
Khoảng 3.000 nhà vật lý của CERN được chia thành hai nhóm mang tên Atlas và CMS - đã tham gia nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs bằng cách thực hiện những vụ va chạm trực diện giữa các luồng hạt trong máy gia tốc hạt lớn.
Dù có tin đồn là tìm ra hai hạt Higgs nhưng sự thật là chỉ thu được một giá trị duy nhất mà thôi.
Giới khoa học tin rằng, sau khi vũ trụ ra đời nhờ Vụ nổ lớn từ 13,7 tỷ năm trước, hạt Higgs đã giúp vật chất liên kết với nhau để tạo nên các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, thiên hà, chòm sao, hố đen.
Theo họ, nếu hạt Higgs không tồn tại, ngày nay vũ trụ sẽ ở trong trạng thái hỗn độn giống như bát súp. Vì thế nó còn được gọi là "hạt của Chúa". Nếu các nhà vật lý của CERN có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs, đây sẽ là thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong 100 năm.
(Nguồn tham khảo: News MSN)
Mũ phát sáng theo cử động của đầu |
Một nhóm các nhà thiết kế Hàn Quốc đã tạo ra một chiếc mũ chiếu sáng kết hợp giữa công nghệ in 3D và thiết bị điện tử LED. Chiếc mũ này sẽ tỏa sáng theo độ nghiêng của đầu.
Mũ có tên Gravity of Light, được tạo ra bởi Younghi Kim và Yejin Cho. Hai nhà thiết kế này đã chế tạo nó trên một máy in 3D với các thiết bị điện tử nhúng.
Nhìn bên ngoài, mũ trông như được “đan” với mỗi "nút thắt" chứa một điốt phát quang (LED). Mũ cũng có một cảm biến nghiêng giúp các LED có thể bật hay tắt tùy thuộc vào độ nghiêng của đầu.
(Nguồn tham khảo: Gizmag)
Kỷ niệm 200 năm truyện cổ Grimm lần đầu tiên được xuất bản |
Trang chủ Google vừa mới cho đăng logo doodle vô cùng thú vị để kỷ niệm tròn 200 năm truyện cổ Grimm lần đầu tiên được xuất bản (20/12/1812 – 20/12/2012).
Ảnh hưởng của truyện cổ Grimm rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây.
UNESCO chính thức công nhận Truyện cổ Grimm là di sản văn hóa thế giới. Từng được dịch ra 160 thứ tiếng, truyện cổ Grimm được coi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như hội họa, âm nhạc và điện ảnh.
Điều thú vị ở đây chính là Google đã dựng lại truyện Cô bé quàng khăn đỏ thông qua nhiều hoạt cảnh khác nhau với các nhân vật quen thuộc như cô bé quàng khăn đỏ, bà, con sói gian ác và chú thợ săn. Ngay bây giờ bạn có thể đọc lại câu truyện thông qua lời kể của Google.
(Nguồn tham khảo: Google/Youtube)