Căn bệnh ngủ bí ẩn bao trùm ngôi làng ở Kazakhstan

, Theo Trí Thức Trẻ 11:26 23/07/2015
Chia sẻ

Các chuyên gia phát hiện ra, chính khí carbon monoxide là nguyên nhân khiến cư dân nơi đây mắc căn bệnh lạ - đột ngột lăn ra ngủ bất ngờ.

Kể từ năm 2013, một căn bệnh bí ẩn đã bao trùm lên những người dân ở hai ngôi làng hẻo lánh Kalachi và Krasnogorsk ở miền Bắc Kazakhstan. 

Theo đó, trong suốt 2 năm qua, hơn 140 cư dân nơi đây thường rơi vào trạng thái buồn ngủ đột ngột, một số người còn ngủ liên tiếp nhiều ngày liền. 

150722ham02-6c8ab

Nguy hiểm hơn, có một số người đang đi xe đạp hay đi bộ cũng bất ngờ lăn ra ngủ một cách vô thức. Khi thức dậy, họ cho biết mình không nhớ đã ngủ như thế nào, chỉ biết đầu óc họ rất đau, đôi khi xuất hiện ảo giác. Đặc biệt là những chú mèo cũng không thoát khỏi căn bệnh ngủ kỳ lạ này.

Rất nhiều chuyên gia đã tới đây để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căn bệnh ngủ kỳ lạ này. Nhiều người cho rằng, những người này đã mắc một căn bệnh kinh dị không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia đã tìm ra câu trả lời.

Sau khi quan sát thấy số lượng người bị mắc căn bệnh lạ này ngày một tăng lên ở khu vực mỏ uranium bị bỏ hoang từ thời Liên Xô. Các chuyên gia đã tới nghiên cứu và tin rằng mình đã tìm ra lời giải. 

Theo đó, những nhà nghiên cứu phát hiện cư dân trong làng đã bị ngộ độc khí carbon monoxide - lượng khí thoát ra từ mỏ uranium bị bỏ hoang ở miền Bắc Kazakhstan.

150722ham01-6c8ab

Các chuyên gia cho biết, mỏ uranium này đã đóng cửa từ hàng chục năm trước, tuy nhiên, nồng độ carbon monoxide đo được ở khu vực này vẫn còn rất cao. 

Nghiên cứu chỉ ra, carbon monoxide là một chất khí không màu, không mùi, không vị, độc hại và là "sản phẩm" tạo ra từ uranium. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này cũng đủ để làm gián đoạn việc oxy đưa lên não của một người. 

Claude Piantadosi - một chuyên gia về phổi tại Trung tâm y tế Đại học Duke (Mỹ) cho biết: "Khí này có thể đẩy con người vào giấc ngủ mơ, sau đó thiếp đi trong nhiều giờ".

Hiện chính phủ Kazakhstan đang sơ tán người dân trong vùng để tới sinh sống ở một ngôi làng khác an toàn hơn.

Nguồn: ScienceAlert
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày