Cách "phòng thủ" đặc biệt của các loài chim

Chali Cúc Cu, Theo 00:00 26/12/2010
Chia sẻ

Từ "diễn kịch", tạo âm thanh giả, ngụy trang hay "thủ" sẵn chất độc đều được áp dụng hết! <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Hải âu Fumma
 
 
Đây là một dạng chim biển, có họ hàng với loài hải âu thông thường. Hải âu Fumma nổi tiếng với mùi hôi cực khó chịu của mình, không chỉ trên các tuyến lông của nó mà ngay cả trứng chim hải âu Fumma cũng không thể ngửi nổi.
 
Hải âu Fumma đã biết cách dùng “lợi thế” của mình một cách hoàn hảo: Mỗi khi bị kẻ thù đe dọa, nó sẽ phóng ra một loại chất dịch màu cam sáng được “sản xuất” từ hệ thống tiêu hóa. Chất lỏng này không chỉ có mùi hôi mà còn làm kẻ địch giật mình và do môi trường sống ở gần biển nên kẻ thù của hải âu Fumma rất dễ bị rơi xuống biển sau khi “lĩnh trọn” loại “đạn” đặc biệt này vào người. Ngay cả hải âu Fumma con từ khi mới sinh ra đã có “trò chơi súng phun nước” nguy hiểm này.
 
Chim choi choi
 
 
Chim choi choi (killdeer) là loài chim “lộn xộn, ồn ào” nhất ở khu vực Canada, Mỹ và Mexico. Chúng làm tổ ở mặt đất, vì thế nên khi đẻ trứng, chúng luôn gặp những mối nguy hiểm ở khắp nơi.
 
Để bảo vệ tổ của mình, chim choi choi đã “phát kiến” ra một cách cực độc đáo: Khi bị đeo dọa bởi những loài thú như mèo, cáo hoặc chó “lăm le” tiến lại gần tổ, chim bố hoặc chim mẹ sẽ đi xa khỏi tổ (mặc dù đi xa nhưng vẫn phải đảm bảo kẻ thù vẫn có thể nhìn thấy).
 
Lúc này, nó sẽ quặp một cách lại, còn cánh kia vỗ liên tục... Nó đang “đóng kịch” thành một con chim bị thương đấy! Và tâm lý của những kẻ săn mồi là rất thích săn những con mồi đã bị “què quặt” sẵn (ngon ăn mà!) vì thế nó sẽ bị thu hút vào “màn kịch” của chim hoi choi. Con thú kia sẽ bị “dụ” đi rất xa khỏi tổ. Khi nguy hiểm cận kề, chim choi choi sẽ bay lên trước sự ngỡ ngàng của kẻ săn mồi. Cách “phòng ngự” này tuy nguy hiểm nhưng tỏ ra khá hiệu quả.
 
Cú đào hang
 
Cú đào hang sống chủ yếu ở các cánh đồng cỏ và sa mạc tại Canada cho đến Patagonia.
 
 
Đây cũng là loài chim có khả năng “diễn kịch” rất tài tình. Nhưng khác với chim choi choi, cú đào hang lại sử dụng âm thanh. Vì tổ của chúng nằm ở dưới đất nên mỗi khi bị kẻ săn mồi đào bới, chúng sẽ phát ra tiếng kêu y hệt tiếng kêu của rắn chuông . Vì thế, con thú đang “mải miết” đào hang ở phía trên khi nghe thấy tiếng kêu ghê rợn ấy chắc chắn sẽ cong đuôi mà bỏ chạy.
 
Cách “phòng thủ” này có vẻ đỡ tốn công nhưng có một điểm yếu không thể chối cãi trước chính loài... rắn chuông thứ thiệt. Thứ nhất vì rắn chuông “xịn” chẳng bao giờ sợ chính... “đồng loại” của nó. Và thứ hai, rắn chuông bị “điếc” nhé!
 
Cú lùn
 
 
Một số loài chim khi đóng vai trò kẻ săn mồi có một nhược điểm khá kì lạ, đó là chúng không dám tấn công con mồi đang nhìn... trực diện vào chúng.
 
Có lẽ nắm được điểm yếu ấy của đa số loài chim “sát thủ”, phía sau đầu của cú lùn có hai chấm đen ở vị trí của đôi mắt. Khi kẻ săn mồi bay vòng về phía trước vì nghĩ đó mới là “đằng sau” thì mọi việc trở nên dễ ứng phó hơn đối với cú lùn.
 
Chim Potoo
 
Sống chủ yếu tại Mexico, Trung và Nam Phi, chim potoo còn được gọi là “chim ma” vì cách ngụy trang quá đẳng cấp của mình.
 
 
Vào ban ngày, loài chim này sẽ đậu trên cành cây, gần như bất động hoàn toàn. Lông của chim potoo “tiệp” luôn với màu của vỏ cây. Chim potoo tự tin đến mức nó cứ thế “lặng im” ngay cả khi kẻ thù đến gần, nó chỉ vỗ cánh bay đi khi cảm thấy đã bị phát hiện thực sự.
 
Vào ban đêm, người ta chỉ nhận ra loài chim này qua đôi mắt phản quang của nó, giống như mắt mèo hay mắt cú.
 
Chim Pitohuis
 
Sinh sống chủ yếu chủ yếu tại New Guinea, thức ăn chủ yếu là những loài sâu bọ, ếch nhái... có độc. Chính điều này đã biến pitohui thành loài chim có độc. Chất độc của chúng có tên là neurotoxin alkaloid (cũng có rất nhiều ở loài ếch vằn Nam Mỹ) phân bố ở khắp lông và da.
 
 
Nếu chạm vào chim pitohui, chắc chắn bạn sẽ bị tê và đau nhói như thể da đang bị cháy.
 
Như để báo hiệu rằng “tôi mang chất độc”, pitohui có màu lông cực “chóe”: màu vàng cam sáng và phần lông đầu màu đen tuyền.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày