Các thí nghiệm "hại não" của con người có thể hủy hoại hệ Mặt trời

Phương Giang, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 16/04/2015
Chia sẻ

Các nhà khoa học đã đưa ra những giả thuyết về hệ quả mà con người gây ra cho hệ Mặt trời khi tiến hành thí nghiệm "vĩ đại".

Những tác hại mà con người gây nên cho Trái đất là điều không thể chối cãi, nhưng theo một cách nào đó, liệu con người có đang gián tiếp phá hủy cả hệ Mặt trời hay không và bằng cách nào? 

Hãy cùng tìm hiểu các giả thuyết về hệ quả những thí nghiệm đáng sợ mà con người đang tiến hành. Rất có thể, hệ quả của những thí nghiệm này sẽ hủy hoại hệ Mặt trời của chúng ta.

Thí nghiệm 1: Mối nguy tiềm tàng từ máy gia tốc hạt

Máy gia tốc hạt hay máy gia tốc hạt nhân là tên gọi chung cho các thiết bị sử dụng năng lượng bên ngoài truyền cho hạt nhân nhằm tăng vận tốc và nhờ đó, các hạt chuyển động sinh ra năng lượng mới lớn hơn.



Bằng cách vô tình giải thoát các dạng thức vật chất kỳ lạ từ máy gia tốc hạt, chúng ta có nguy cơ tiêu diệt toàn bộ hệ thống năng lượng Mặt trời.

Một số nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) lo ngại, sự va chạm tạo ra bởi máy gia tốc năng lượng cao có thể sinh sôi những bong bóng chân không, các đơn cực từ, lỗ đen, hoặc "vật chất lạ". 



Một khi được kích thích, “vật chất lạ” có thể hoạt động như các hạt bên trong nguyên tử, chiếm giữ và biến đổi vật chất thông thường thành vật chất lạ. 

Và khi Trái đất gặp phải thảm họa này thì toàn bộ hành tinh sẽ biến thành một dạng vật chất kì lạ nào đó không giống như bây giờ.

Thí nghiệm 2: Hệ Mặt trời có thể bị hút vào lỗ đen

Một số nhà tương lai học suy đoán rằng, con người trong tương lai (hoặc con cháu người cực hiện đại (posthumain) của chúng ta) sẽ có đủ điều kiện để tham gia vào bất kỳ dự án kỹ thuật xuất sắc nào, bao gồm cả việc “chăn” sao. 



Trong cuốn Di trú giữa các vì sao và kinh nghiệm của con người, David Criswell - giáo sư trường ĐH Houston đã mô tả hoạt động “chăn” sao như là nỗ lực của con người để kiểm soát sự phát triển và tính chất của các ngôi sao. Theo đó, họ tìm kiếm những cách để kéo dài tuổi thọ của sao, nghiên cứu nguyên liệu chiết xuất hoặc tạo ra ngôi sao mới. 

Để kéo dài quá trình sáng của sao, các kỹ sư xuất sắc trong tương lai sẽ tìm cách để loại bỏ khối lượng dư thừa của sao (một ngôi sao lớn sẽ tiêu hao nhiên liệu nhanh hơn).



Thế nhưng các dự án kỹ thuật sao có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được hoặc tạo ra những hiệu ứng khó kiểm soát được.

Ví dụ, những nỗ lực để thu nhỏ khối lượng của Mặt trời có thể tạo ra hiệu ứng chói lóa nguy hiểm hoặc một bước sai sẽ khiến nhiệt lượng của Mặt trời tắt dần. Và ngay cả khi thành công thì việc tác động đến Mặt trời chắc chắn sẽ thay đổi quỹ đạo của các hành tinh.

Thí nghiệm 3: Thử nghiệm biến Mộc tinh thành Mặt trời nhân tạo

Trong hệ Mặt trời, Mộc tinh có thể coi là “anh cả”. Không chỉ có thể tích lớn nhất, nó còn là hành tinh duy nhất sở hữu nguồn năng lượng tự nhiên, tức là có thể tự phát sáng. 



Dựa vào các kết quả thăm dò, các nhà khoa học đã kết luận nguyên tố chính hình thành sao Mộc chính là hydro. Cũng như Mặt trời, năng lượng mà nó phát ra thông qua hình thức đối lưu. Điều đó lý giải tại sao trên bề mặt sao Mộc lại là những vành đai bão tố chạy ngược chiều nhau.

Viết trên tạp chí của Hội liên hành tinh Anh, nhà vật lý thiên văn Martyn Fogg đã đề xuất rằng, việc biến sao Mộc thành Mặt trời sẽ là bước đầu tiên địa khai hóa các vệ tinh Galilei. 

Để làm như vậy, con người trong tương lai sẽ biến sao Mộc thành một lỗ đen nguyên thủy. Các lỗ đen sẽ được thiết kế một cách hoàn hảo sao cho nó không rơi ra ngoài giới hạn của hạn Eddington (một điểm cân bằng giữa các năng lượng bức xạ bên ngoài và trọng lực bên trong). 


Theo Fogg, điều này sẽ tạo ra "năng lượng đủ để tạo ra nhiệt độ cấu thành sự sống trên Europa và Ganymede (2 vệ tinh tự nhiên của sao Mộc) và từ đó sẽ tạo ra môi trường sống như trên mặt đất.

Một kế hoạch có vẻ hoàn hảo, ngoại trừ trường hợp mọi thứ đi lệch khỏi tính toán của con người. Đầu tiên mọi thứ diễn ra có vẻ trơn tru nhưng lỗ đen có thể phát triển không thể kiểm soát và cuối cùng gây ra một vụ nổ tia bức xạ, trừ khử toàn bộ hệ Mặt trời.

Thí nghiệm 4: Tạo sức ép lên quỹ đạo tự nhiên của các hành tinh

Một khi tìm cách tác động lên vị trí và khối lượng của hành tinh hay các thiên thể khác xung quanh Mặt trời, chúng ta cũng gián tiếp làm xáo trộn sự cân bằng trong quỹ đạo tự nhiên của hệ Mặt trời.



Quỹ đạo các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta đã hoạt động trơn tru cả triệu triệu năm nay, trước cả khi khái niệm thời gian tồn tại. 

Các nhà khoa học ước tính, những nhiễu loạn nhỏ do tác động của con người có thể làm quỹ đạo tự nhiên của hệ Mặt trời trở nên hỗn loạn. 



Điều này được lý giải là các hành tinh có thể cộng hưởng và ảnh hưởng đến quỹ đạo của nhau ngay cả khi chúng cách nhau khá xa. 

Những cuộc cọ xát thường xuyên có thể dẫn đến việc các hành tinh nhỏ, vệ tinh bị mất ổn định và đi lệch ra khỏi quỹ đạo ban đầu của nó. Việc đâm vào các hành tinh khác hay Sao Chổi với vận tốc khủng khiếp gấp nhiều lần thiên thạch sẽ đi kèm sức tàn phá khủng khiếp.

Thí nghiệm 5: Sử dụng lỗ giun để tránh sức tàn phá của ngôi sao

Sử dụng lỗ giun để tránh sức tàn phá của các ngôi sao khi du hành thời gian là giả thuyết tuyệt vời về mặt lý thuyết, nhưng chúng ta cũng cần phải tính đến rủi ro khi lỡ làm rách một lỗ trong khoảng không gian - thời gian.

Trở lại năm 2005, nhà vật lý hạt nhân Iran Mohammad Mansouryar đã vạch ra kế hoạch để tạo một lỗ giun nối thông từ vùng không gian - thời gian này đến vùng khác. 


Bằng cách sản xuất đủ “vật chất lạ” cần thiết, chúng ta có thể đưa tàu vũ trụ đi qua lỗ giun, tạo một “đường tắt” thông từ không gian bên này sang bên kia giống như bước qua cánh cửa thần kỳ của Doraemon.

Tuy nhiên, lỗ giun cần khối lượng - năng lượng (có thể là tiêu cực) trên quy mô lớn của một lỗ đen có cùng kích thước. Thứ hai, tạo lỗ hổng thời gian có thể gây ra các hạt ảo, phá vỡ các kết cấu trên thác năng lượng và lỗ giun sẽ nuốt chửng mọi thứ bên trong nó mãi mãi.

Thí nghiệm 6: Nghiên cứu về dạng vật chất tối bí ẩn bao trùm lên tất cả

Một giả thuyết gần đây cho rằng, có một dạng vật chất tối - nặng nhưng vô hình vẫn chưa được phát hiện đã giúp các Dải Ngân hà xích lại gần nhau. 



Nếu khối vật chất này tiến gần tới Mặt trời, lực hút của nó có thể đẩy các ngôi Sao Chổi trên quỹ đạo của Mặt trời ra xa hơn và khiến chúng lao xuống Trái đất.

Nhà thiên văn học người Úc - Kenji Bekki đã khẳng định, vật chất tối xuất hiện từ cách đây hàng triệu năm, hình thành nên quỹ đạo của các vì sao gọi là vành đai Gould. 



Nếu đám mây vật chất tối này, vì lý do nào đó đâm thẳng và xuyên qua Trái đất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Afsar Abbas - nhà vật lý người Ấn Độ cho rằng, bức xạ này không chỉ gây ra sự biến đổi của sóng điện từ mà còn làm lòng đất nóng lên, kéo theo hiện tượng núi lửa phun trào ở diện rộng, hủy diệt mọi sự sống.

Nguồn: Io9
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày