Để mang tới thông điệp sự sáng tạo
nghệ thuật vô cùng bao la, rộng lớn, nhiếp ảnh gia người Ý - Marcus DeSieno đã mày mò và tạo ra một tác phẩm vô cùng độc đáo - những bức tranh từ
vi khuẩn.
Khi được hỏi về chất liệu “độc” của bộ ảnh, DeSieno chia sẻ anh vốn là một người mắc chứng sợ bẩn từ nhỏ, do đó chỉ cần chạm vào cái gì bẩn là anh lập tức chạy đi rửa tay ngay. Có lẽ chính việc đối đầu với nỗi sợ và sáng tạo nghệ thuật từ vi khuẩn đã khiến anh đủ dũng cảm vượt qua được chính mình.
Marcus DeSieno khẳng định anh quan tâm đến nghệ thuật hơn là khoa học, chính vì lẽ đó mà các bức ảnh của anh có góc nhìn cổ điển. Anh cho biết: "Tôi sử dụng nhiếp ảnh như một công cụ để khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Mỗi khi sáng tạo, tôi đặc biệt tò mò với những thứ mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy và biến hóa chúng thành những tác phẩm đầy nghệ thuật".
Marcus DeSieno đã đóng vai "đấng sáng tạo" khi thu thập và nhân giống vi khuẩn thành một hệ sinh thái sống trên những tấm phim chụp ảnh vũ trụ.
Bức ảnh "vì sao tinh tú" được tạo nên bởi những vi khuẩn thu thập trên bồn cầu.
Trong bóng tối, cùng với một số hóa chất kích thích, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng ăn mòn lớp tráng trên phim, tạo ra những hình ảnh trừu tượng đầy màu sắc. Sau đó, DeSieno sẽ rửa những tấm phim này.
Bức ảnh bị phân rã bởi vi khuẩn từ bồn tắm khách sạn...
Mỗi tấm ảnh được “chế tác” bởi một mẫu vi khuẩn khác nhau. DeSieno đã lấy chúng từ rất nhiều nơi như nhà hàng, khách sạn, điều khiển TV, điện thoại... và thậm chí trên chính cơ thể mình.
... hay trên màn hình iPhone.
Nhìn lâu vào những tấm ảnh đầy khiếm khuyết này, chắc hẳn chúng ta sẽ bắt đầu tưởng tượng ra những phần còn thiếu của bức ảnh.
Những chú vi khuẩn tồn tại trên ống hút đã được thu thập, nuôi cấy trên phim để tạo ra bức hình độc đáo này.
Nhưng càng nhìn, người xem cảm thấy trí tưởng tượng, hiểu biết về thế giới xung quanh còn chưa thấm vào đâu so với vũ trụ rộng lớn...
Vi khuẩn trên công tắc đèn đã góp phần không nhỏ tạo ra bức hình này.
Nhưng việc quan sát thế giới xung quanh, không ngừng sáng tạo sẽ giúp ta phần nào được hoàn thiện và bù đắp vào phần còn thiếu cho bức tranh “vũ trụ kiến thức” kia.
Bức ảnh bị phân rã bởi vi khuẩn lấy từ rốn của chúng ta.
Thông qua tác phẩm, DeSineo muốn nhắn nhủ người xem hãy nhìn tìm hiểu thế giới tuyệt vời xung quanh ta vẫn ẩn giấu nhiều năng lực tiềm ẩn cần được khai phá.
Nguồn: Slate, Marcus DeSieno