Bạn đã bao giờ thử tưởng tượng rằng, cách đây hai thế kỷ, giới trẻ thời đó đã làm cách nào để giải trí khi không có internet hay trò chơi điện tử? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên.
Vào thế kỷ XIX, các bạn trẻ rất ưa thích các
thí nghiệm khoa học và coi đó là cách xả stress rất hữu hiệu. Dưới đây là danh sách những trò chơi thịnh hành thời điểm đó, được trích trong cuốn Endless Amusement (tạm dịch: Nguồn vui bất tận) xuất bản năm 1820.
Tuy nhiên, bạn không nên đây thực hiện theo những thí nghiệm này bởi nó có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.
1. Tạo động đất và núi lửa nhân tạo
Trò chơi đầu tiên được ưa thích trong thế kỷ XIX đó là chế núi lửa nhân tạo phun trào sau một trận động đất. Để thực hiện thí nghiệm này, nguyên liệu cần phải có là mạt sắt và bột lưu huỳnh tinh khiết.
Những "nhà khoa học trẻ" thời bấy giờ xay nhỏ nguyên liệu dưới dạng bột mịn, trộn chúng lại với nhau và tránh xa nơi ẩm ướt. Cuối cùng, họ cần chôn hỗn hợp trên dưới một lớp đất mỏng và chờ đợi.
Mạt sắt...
... trộn với bột lưu huỳnh...
... rồi chôn xuống đất.
Kết quả thu được sau thí nghiệm: động đất, khói mù mịt và hỗn hợp sắt từ sôi phun trào ra ngoài như núi lửa thật.
Sau từ 6 - 8 giờ, hỗn hợp trên sẽ bốc khói mù mịt, hỗn hợp sôi trào phun lên khỏi mặt đất không khác gì một trận phun trào núi lửa thực sự.
2. Hô biến dòng suối lửa
Nếu như tạo núi lửa và động đất chưa đủ hấp dẫn, hãy cùng tới với thí nghiệm giải trí thứ hai của giới trẻ thế kỷ XIX - chế dòng suối lửa. Theo đó, tác giả cuốn Endless Amusement đã ghi lại rất rõ cách để tạo nên một dòng suối gần như chỉ có trong tưởng tượng.
Đầu tiên, người thực hiện thí nghiệm trộn phosphorus với bột kẽm. Sau đó đổ hỗn hợp này vào nước và cuối cùng là rót từ từ vào hỗn hợp một lượng nhỏ acid sulfuric (H2SO4).
Nước rót tới đâu, khí phosphine sinh ra và bốc cháy tới đấy.
Kết quả thu được gần như ngay lập tức. Các phản ứng hóa học liên tiếp xảy ra và khí phosphine (PH3) được sinh ra. Khí này bốc cháy, bao trọn lấy dòng acid đang được đổ vào hỗn hợp, tạo ra cảm giác giống như một dòng suối lửa vậy.
Sau thí nghiệm, chúng ta nhanh chóng thu được dòng suối lửa như thế này.
Tuy nhiên, đây là một thí nghiệm khoa học "dại dột" bởi lẽ phosphine là chất khí rất độc cho đường hô hấp của con người.
3. Đốt lửa trong nước
Một trò chơi khác nguy hiểm không kém cũng liên quan tới phosphorus có tên gọi là "đốt lửa trong nước". Để thực hiện trò chơi này, người thử nghiệm cần thả một vài mẩu phốt-pho trắng vào nước nóng đợi cho tan hết ra. Sau đó, đun nước sôi và cho thêm vào potassium chlorate (KClO3) và manganese dioxide (MnO2).
Trong nước sôi, phosphorus trắng dễ dàng bị hòa tan.
Hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide khi được đun nóng sẽ giải phóng ra oxygen. Khí này tiếp xúc với phosphorus gây ra những đám cháy ngay trong môi trường nước. Thậm chí, nếu không cẩn thận, phosphorus cháy mãnh liệt có thể phát nổ, gây bỏng cho chính người tham gia.
Khi có mặt oxygen, phosphorus nhanh chóng bùng cháy tạo nên ngọn lửa rất đẹp mắt.
4. Tạo bong bóng phát nổ trong nước
Trò chơi cuối cùng có tên "Bong bóng phát nổ". Đây là một trong những trò chơi hiếm hoi mà tác giả cuốn sách Endless Amusement khẳng định không hề nguy hiểm, song những gì miêu tả về cách thực hiện lại hoàn toàn ngược lại.
Theo đó, trò chơi này cần chuẩn bị một ống đựng thủy tinh đã được nung chảy. Sau đó, người thực hiện đổ thủy tinh nóng chảy vào một chậu nước lạnh. Khi đó, thủy tinh nóng chảy gần như đông đặc lại ngay lập tức.
Thủy tinh nóng chảy được đổ vào nước lạnh.
Chưa hết, do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, khối thủy tinh đông lại lập tức vỡ và phát nổ, bắn ra khỏi chậu nước và có thể gây nên thương tích cho những người đứng gần.
Trong nước, thủy tinh nóng chảy nhanh chóng cô đặc lại...
... và rồi có thể nứt vỡ và phát nổ lớn.
** Tất cả các thí nghiệm trên đều dựa trên khoa học thật sự, tuy nhiên chúng rất nguy hiểm, dễ dàng gây ra thương tích nếu không được thực hiện một cách cẩn thận và có sự giám sát. Vì vậy, các bạn tuyệt đối không nên làm theo những thí nghiệm “tự sướng” trên nhé!
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Mentalfloss, Creative Science, Wikipedia...
Bạn có thể xem thêm: