Thiên nhiên quả là một nghệ sĩ tài ba. Nó luôn sáng tạo ra những điều đặc biệt không lẫn vào đâu được, ví dụ như các loài động vật bạch tạng. Trong khoa học, các sắc tố trong cơ thể tạo nên màu sắc cho chúng ta. Khi bất kì một loài động vật nào không có sắc tố, nó sẽ được liệt vào nhóm động vật bạch tạng. Và dẫu sao, nó vẫn là những sự sáng tạo tuyệt vời của tự nhiên. Các bạn cùng thưởng thức một số hình ảnh trong bộ sưu tập các loài động vật “trắng bóc” dưới đây nhé!
Đây là một con đực bạch tạng trưởng thành của loài kỳ nhông lửa Mexico.
Trong ảnh là một chú rắn Nhật Bản bị mắc chứng bạch tạng hiếm hoi đang được nuôi dưỡng tại Iwakuni, phía Tây Nam Nhật Bản.
Chú chim cánh cụt bạch tạng này là một trong một triệu chú chim cánh cụt bạch tạng châu Phi, được nuôi tại sở thú Bristol năm 2002. Người ta đã âu yếm đặt cho chú chim này một cái tên là “hòn tuyết rơi”.
Nòng nọc bạch tạng
Một đàn nòng nọc bạch tạng lần đầu tiên được tìm thấy trong một hồ nước ở xứ Wales. Phát hiện này được cho là rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu về bệnh bạch tạng. Đàn nòng nọc và trứng ếch kì lạ chưa từng được biết đến trong lịch sử này có đôi mắt màu hồng và làn da trong suốt.
Các chuyên gia về động vật lưỡng cư ở Wales đang tiến hành nghiên cứu về sự xuất hiện của chúng tại một nơi được canh gác, bảo vệ ở thành phố Carmarthenshire. Họ tin rằng phát hiện mới này có thể dẫn đến một nghiên cứu quan trọng về loại gen lặn của chứng bạch tạng.
Một loài Kanguru chân to (Wallaby) bạch tạng quí hiếm đã được tìm thấy trong Công viên Quốc gia Kosciuszko ở New South Wales, Australia
Cái tên Wallaby (Kangaroo chân to) xuất phát từ bộ tộc thổ dân Eora ở Sydney. Nó được dùng để chỉ khoảng 30 loài động vật có túi có kích thước nhỏ hơn một con Kangaroo hay Wallaroo. Những loài phổ biến nhất là Wallaby lông màu cát hay Wallaby cổ đỏ, trông rất giống với Kangaroo và Wallaroo, và thường thấy tại những bang ở phía Nam. Những con Wallaby nhỏ sống ở trong rừng được gọi là chuột túi bụng đỏ.
Một con cá sấu bạch tạng trong vườn thú ở Brazil. Nó có tên là Kim cương Trắng và được sinh ra ở Louisiana, Mỹ
Sóc bạch tạng
Theo các nhà khoa học, cứ 100.000 con sóc thì chỉ có một con bị bạch tạng. Sóc bạch tạng thừa hưởng một số gen gây thiếu melanin (sắc tố tạo nên màu ở da và lông) từ bố và mẹ. Vì thế mà cơ thể chúng có màu trắng. Sóc bạch tạng đối mặt với nhiều mối hiểm họa hơn bởi chính màu lông trắng của chúng. Chỉ khi tuyết rơi vào mùa đông chúng mới cảm nhận được lợi thế của bộ lông.
Giới chuyên gia cho rằng những đô thị mới là nơi mà sóc bạch tạng có cơ hội sống sót cao hơn so với những khu rừng hay đồng cỏ.
Một chú nai bị bạch tạng. Nhìn hơi đáng sợ phải không?
Chú cua bạch tạng này được tìm thấy ở vịnh Chesapeak, Mỹ.
Chú công này sẽ không thể nào thu hút được bạn tình mặc dù chú có bộ lông rất đẹp
Hãy nhìn những chiếc lông đuôi của chú công này mà xem, không thể gọi là dễ thương nữa mà phải gọi là tráng lệ! Nhưng thật đáng buồn cho nó là nó không thể nào thu hút được bạn tình với bộ lông trắng muốt như vậy. Con công này được nuôi tại Sở thú Wuhan, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc.
Đây là hình ảnh về chú cá voi lưng gù Migaloobi, được phát hiện tại bờ biển Byron, Australia
Migaloo, tên của một con cá voi lưng gù (humpback) bạch tạng, được phát hiện ở vùng biển bang Queensland khi di cư lên phía Bắc dọc theo bờ biển nước Úc.
Migaloo bơi cùng một nhóm cá voi lưng gù và những người quan sát xuất phát từ thành phố Gold Coast để theo dấu con vật quý hiếm này. Cá voi lưng gù di chuyển lên phía bắc đến vùng biển ấm hơn. Theo ghi nhận của tổ chức Pacific Whale Foundation (Hiệp hội cá heo Thái Bình Dương), Migaloo là con cá voi lưng gù bạch tạng duy nhất trên thế giới. Lần đầu tiên người ta nhìn thấy nó là vào năm 1991.