Trong suốt nhiều thập kỷ qua, người dân tại làng
Liqian thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc luôn cho rằng họ đặc biệt hơn những người khác tại Trung Quốc. Phần lớn dân trong làng có nhiều đặc điểm của người phương Tây như mắt xanh và sâu, tóc vàng, sống mũi cao.
Vị trí của làng Liquian ở Trung Quốc
Vào thập niên 90, giới khảo cổ Trung Quốc sửng sốt khi người ta tìm thấy một công sự cổ tại làng Liqian. Nó có cấu trúc giống hệt các công trình phòng thủ mà người La Mã từng xây dựng.
Dân trong làng nói họ chưa từng ra khỏi Trung Quốc. Song họ lại tôn thờ bò tót và thích xem đấu bò giống như người La Mã xưa kia.
Các nhà khảo cổ phát hiện nhiều hiện vật chứng tỏ sự tồn tại của người La Mã trong những ngôi mộ ở huyện Vĩnh Xương. Trong một ngôi mộ họ nhận thấy người bị chôn có chiều cao tới 1,8 m. Đó là chiều cao mà rất ít người Trung Quốc đạt được, song lại là chiều cao phổ biến của binh sĩ La Mã.
Mắt xanh và sâu, mũi cao là đặc điểm của rất nhiều người ở ngôi làng này
Một số nhà khoa học từng phân tích gene dân làng Liqian vào năm 2005. Kết quả cho thấy tổ tiên của một số người trong làng thuộc chủng người da trắng Caucasian, Xinhua đưa tin. Trong lần phân tích ADN mới đây, các chuyên gia nhận thấy 56% người dân trong làng có nguồn gốc từ chủng người da trắng Caucasian.
Những yếu tố trên khiến giới nhân chủng nhận định rằng người dân tại làng Liqian có thể là hậu duệ của người La Mã,
Telegraph cho biết.
Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Italy thuộc Đại học Lan Châu, tỉnh Cam Túc, thông báo họ sẽ khai quật một đoạn trên Con đường tơ lụa - tuyến giao thương dài 7.000 km nối châu Á và châu Âu cách đây hơn 2.000 năm - để tìm kiếm bằng chứng về sự hiện diện của một đội quân La Mã tại Trung Quốc.
Cai Junnian, một người đàn ông 38 tuổi trong làng Liqian, trở nên nổi tiếng nhờ diện mạo giống người châu Âu
Trong lúc giới khoa học đang nghiên cứu thì diện mạo khác thường đã giúp nhiều người trong làng Liqian trở nên nổi tiếng. Cai Junnian, một người đàn ông 38 tuổi, là một ví dụ. Với mái tóc màu vàng lượn sóng, mũi nhọn và mắt xanh, bác được người dân địa phương gọi là Cai La Mã. Phóng viên, các nhà làm phim, sử gia và chuyên gia di truyền trên khắp thế giới đổ xô tới làng chỉ để được tận mắt nhìn thấy. Cai được mời tham dự các cuộc gặp với lãnh sự Italy tại thành phố Thượng Hải. Thậm chí anh còn xuất hiện trong một phim tài liệu do một đài truyền hình Italy quay năm ngoái.
Luo Ying, một người khác trong làng, có diện mạo giống người châu Âu hơn cả Cai. Anh được một công ty sản xuất phim tại Thượng Hải thuê làm "
đại diện hình ảnh" cho họ. Một nhà sản xuất phim tại Bắc Kinh tuyên bố ông sẽ đầu tư hàng triệu nhân dân tệ để biến câu chuyện của làng Liqian thành phim.