Nhắc tới tuổi thơ, rất nhiều người trong chúng ta nhớ về những trò chơi thuở nhỏ như
oẳn tù tì, vật tay, ghép bài đôi... bên lũ bạn cùng xóm. Đó là những trò chơi lành mạnh, bổ ích mà chúng ta đem theo suốt chặng đường đời của bản thân.
Nhưng có một điều chắc chắn, không phải ai cũng có thể toàn thắng trong những trò chơi ấy. Đừng lo, với
bí kíp khoa học dưới đây, bạn có thể tự tin khẳng định sự “vô đối” của bản thân khi chơi.
1. “Vô đối” trong môn vật tay
Vật tay là trò chơi được rất nhiều cậu bé yêu thích khi còn nhỏ bởi đó là nơi chúng phô diễn sức mạnh và thậm chí là lấy lòng các bạn nữ cùng tuổi.
Luật chơi vô cùng đơn giản: hai đối thủ nắm chặt tay nhau, khuỷu tay tì xuống bàn và trận đấu bắt đầu. Người thắng là người vật được tay đối thủ xuống bàn trước.
Thoạt nhìn, đây là trò chơi đòi hỏi sức mạnh thể chất 100% nhưng kì thực thì không phải. Thậm chí, các nhà khoa học còn tổng kết và đúc rút ra bí kíp giúp bạn vật tay “bách chiến bách thắng”.
Không phải cứ cơ bắp đầy mình là sẽ chiến thắng trò chơi này
Cụ thể khi vật tay, cơ xung quanh khuỷu tay (forearm) và ở ngực (pectoral) là hai cơ bắp chủ yếu tham gia. Tuy nhiên, với các cao thủ, họ có thể vận dụng thêm cả cơ bắp trong (bicep) bằng cách vật tay đối thủ về phía người mình thay vì cố đè xuống bàn. Thủ thuật này thuận với chuyển động thông thường của tay nên góp phần gia tăng sức mạnh khi thi đấu.
Bí kíp nằm ở những mẹo nhỏ vận dụng nguyên tắc khoa học
Ngoài ra, chỉ cần di chuyển thân dưới sang bên tay thuận và hơi nhích người dậy, bạn sẽ có được lợi thế rất lớn. Một mặt, cách này khiến cẳng tay và vai gần với nhau, giúp bạn đỡ mỏi và có thêm lực. Mặt khác, vị trí thân dưới lệch sang tay thuận khiến bạn có đà hơn khi ép tay đối thủ xuống bàn.
Để hiểu rõ hơn, hãy cùng học hỏi qua video dưới đây nhé!
2. “Vô đối” oẳn tù tì
Còn với các nhà khoa học, điều đó có thể xảy ra khi nắm được các nguyên tắc cơ bản theo lý thuyết trò chơi “cân bằng Nash”. Cụ thể với lần chơi đầu tiên, các chuyên gia chứng minh rằng con trai và những người mới chơi có xu hướng chọn đấm – biểu tượng của sức mạnh.
Nếu thắng trong lần chơi đầu tiên, con người có xu hướng lặp lại thứ mình đã chọn. Ngược lại khi thua, đối thủ thường chọn thứ có thể đánh bại được bạn trong lần đầu tiên. Chẳng hạn, nếu bạn ra lá thắng ban đầu thì lượt thứ hai, đối thủ thường ra kéo.
Nguyên tắc cuối cùng, đó là người chơi oẳn tù tì hầu như không bao giờ lặp lại lựa chọn ba lần liên tiếp. Vì vậy, khi quan sát đối thủ lặp lại hai lần một thứ thì tới lần thứ ba bạn sẽ có cách đối phó ngay. Nếu đối thủ ra hai lần đấm thì keo tiếp theo, chỉ cần ra kéo là bạn chắc chắn hòa hoặc thắng.
Ngoài ra, một thủ thuật rất bất ngờ song đã được các nhà nghiên cứu công nhận, đó là oẳn tù tì bịt mắt làm tăng khả năng chiến thắng lên tới 36,3% trong 3 lần.
Cùng “học lỏm” kỹ năng oẳn tù tì qua video dưới đây nào!
3. “Vô đối” chơi ghép bài đôi
Với nhiều trẻ nhỏ, trò ghi nhớ và chọn bài thành từng cặp vừa mang tính giải trí, vừa giúp các em cải thiện trí nhớ của bản thân. Cụ thể, hai người chơi cùng nhau sẽ có một tập bài gồm các đôi giống nhau úp sấp.
Nhiệm vụ của cả hai là lật 2 lá bài mỗi lần, nếu 2 lá trùng nhau thì thắng được một cặp. Trò chơi kết thúc khi các cặp bài được bốc hết và người thắng là người có nhiều lá hơn.
Nếu nghĩ rằng trò chơi này đơn thuần rèn luyện trí nhớ thì sự thật không hoàn toàn như vậy. Trong thực tế, nếu muốn thắng, hãy tích cực phát ra nhiều tiếng động, tiếng nói khi chơi. Hành động này một mặt khiến não bạn có cảm giác mình đang chiếm thế thượng phong, mặt khác gây rối loạn tinh thần cho đối thủ.
Đặc biệt, các nhà toán học đã chỉ ra, cách tốt nhất để thắng trò chơi này là luôn bắt đầu bốc một lá bài mình chưa biết. Nếu lá đó đã từng xuất hiện, bạn sẽ dễ dàng chọn lật lá thứ hai và thắng một cặp.
Ngược lại, nếu bốc phải 2 lá mới và khác các lá bài trước, bạn cũng đã gây khó khăn cho đối thủ của mình trong việc ghi nhớ. Cũng theo các thuật toán cao cấp, hành động trên làm giảm khả năng thắng của đối thủ đi rất nhiều.
Nguồn: Mentalfloss, Huffington Post, Cracked