Hẳn các bạn ai cũng biết đến band nhạc Rolling Stones (Những hòn đá lăn) nổi tiếng. Nhưng mỗi khi nghe đến band nhạc này người ta không chỉ hình dung ra những âm thanh đi vào lòng người mà còn liên tưởng tới một hiện tượng vô cùng đặc biệt, đó là "Những hòn đá chuyển động" tại hồ Racetrack Playa thuộc Thung lũng Chết (phía tây nam bang California, Mỹ). So sánh nghe thật buồn cười, nhưng đó lại là sự trùng hợp ngẫu nhiên rất thú vị khiến chúng ta có cái nhìn hài hước hơn về những hiện tượng bí ẩn.
Thung lũng Chết (Death Valley) chụp từ vệ tinh
Thung lũng chết - cái tên này cũng đã phần nào cho chúng ta thấy đặc điểm của thung lũng này. Đây là một ví dụ rõ ràng về tính khắc nghiệt của thiên nhiên, ban ngày không khí nắng nóng có thể tới 57 độ, mặt trời nóng đến mức làm cho nhiệt độ của đất và đá lên đến khoảng 74 độ, nhưng lại lạnh khủng khiếp vào những tháng mùa đông. Thật khó để mà có thể sống sót trên vùng đất khô cằn chỉ toàn đá và núi như thế này.
Vào thế kỷ 19, khi mà con người đổ xô đến những vùng đất mới để tìm và đào vàng mà đi qua khu thung lũng này thì ít ai có thể sống sót được, tuy nhiên có một nhóm người cũng đã thoát khỏi khu vực nguy hiểm này và tên của thung lũng này được bắt đầu khi một người trong số sống sót quay lại và nói: "Tạm biệt, thung lũng chết".
Hiện tượng những hòn đá to đến mức con người cũng không vác nổi, lăn xa từ hàng chục đến hàng trăm mét, chỉ để lại phía sau những dầu vết như là bị lôi đi trên cát, trong 50 năm nay đây vẫn là một dấu hỏi rất lớn đối với các nhà khoa học.
Chưa có ai quay phim hay chụp ảnh được những hiện tượng này nên vẫn không có cơ sở để giải thích, những ngày đầu, người ta vẫn tin là đó là một hiện tượng siêu nhiên, tuy nhiên khoa học thì cái gì cũng có giải thích hợp lý của nó. Các nhà khoa học bắt đầu đưa ra các giả thuyết.
Vết kéo lê in rất rõ trên mặt đất nhé!
Trước tiên là người ta suy đoán khi trời mưa cát ướt, bên cạnh đó trên bề mặt các tảng đá cũng có nước nên ma sát giảm, giúp nó trơn, chuyển động dễ dàng hơn, rồi lại thêm tác động của sức gió. Nhưng điều này hoàn toàn không hợp lý vì thực ra trong những ngày nắng nóng khô hạn không mưa thì những tảng đá này vẫn di chuyển một cách bí ẩn, và có những tảng đá khá to, không biết phải gió như thế nào mới có thể đẩy được chúng đi.
Giả thuyết sau có vẻ hợp lý hơn đó là những hòn đá dịch chuyển với sự trợ giúp của những dải băng được hình thành sau khi bề mặt hồ Racetrack Playa
bị ngập nước. Họ đã vẽ lại bản đồ đường đi của những viên đá, từ đó
thấy rằng chúng hầu hết đều có sự tương đồng, sự đều đặn trùng hợp đến ngẫu nhiên. Chỉ một số ít bị lệch đường đi so với những viên khác ở gần cuối đường và lời giải thích là do các dải băng sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn khi tan chảy và những viên đá bên trong có thể bị tách ra.