Nói đến Leonardo da Vinci, ai cũng phải ngưỡng mộ về một con người có bộ óc toàn năng. Đi sâu vào tìm hiểu, con người vĩ đại này càng khiến người đời sau kinh ngạc vì những điều kì bí xung quanh ông…
Một thiên tài trên nhiều lĩnh vực
Leonardo là một thiên tài trên nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, y học, nghiên cứu khoa học, tự nhiên… Bên cạnh đó, ông cũng rất "toàn diện" với vai trò là nhà thi sĩ, nhà biên kịch, nhà ảo thuật. Đặc biệt trong lĩnh vực hội họa, ông đã để lại cho đời những kiệt tác bằng bức bích học “Bữa ăn tối cuối cùng” tại Tu viện Saint Maria delle Grazie (Milan - Ý), bức chân dung phụ nữ La Gioconda (hay Mona Lisa) với nụ cười bí ẩn…
Dường như biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của tâm lý con người, ông đã áp dụng trong chế độ ngủ đặc biệt của ông. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci là cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút. Bằng cách này, ông thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn khoảng 75 phút. Nhờ thế, danh họa đã "tiết kiệm" được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.
Leonardo là người tiên phong trong việc giải phẫu.
Ngoài ra, ông còn đi tiên phong trong lĩnh vực giải phẫu. Để tìm hiểu về cơ thể con người, Leonardo vào các nhà xác hay các nghĩa trang để... đánh cắp các tử thi. Những lần mổ xẻ đầy ghê rợn ấy cho ông kiến thức để tạo nên những kiệt tác tuyệt vời về hình thể con người.
Ông để lại cho đời một khối lượng khổng lồ các phát minh, sáng chế về khoa học, chế tạo máy...
Chưa hết, ông còn rất giỏi về khoa học kỹ thuật. Ông để lại cho đời một khối lượng đồ sộ các phát minh về sáng chế, thiết kế, thí nghiệm trên nhiều lĩnh vực: chế tạo máy, kiến trúc, hóa học… Theo thống kê, những phát minh của ông "bao trùm" hơn 50 lĩnh vực. Nhiều bản vẽ của ông mô tả gần như chính xác các công nghệ của tương lai như: trực thăng, tàu ngầm, điện thoại, ổ bi, kim loại, súng liên thanh, các giải pháp mới và tỉ lệ vàng trong kiến trúc…
Leonardo cũng là người đầu tiên giải thích tại sao bầu trời có màu xanh. Trong cuốn sách "Về hội họa", ông viết: "Màu xanh của bầu trời sinh ra là nhờ có một tầng dày các hạt không khí được chiếu sáng ở giữa Trái đất và màu đen ở bên trên". Thú vị hơn, ông xác định được rằng ánh sáng từ Mặt trời phản xạ từ Trái đất về Mặt trăng dưới dạng chiếu xạ thứ cấp.
Nhiều điều "kì lạ" trong cuộc đời Leonardo da Vinci
1. Có cơ sở để cho rằng, Leonardo là một người đồng tính. Khi ông học ở xưởng vẽ của họa sĩ lừng danh Verrocchio (xứ Florence), ông đã bị cáo buộc lạm dụng cậu bé làm mẫu cho ông. Tòa đã xử ông trắng án.
2. Leonardo là người thuận cả hai tay, sử dụng tay trái và tay phải khéo léo như nhau. Thậm chí người ra nói rằng, ông có thể viết đồng thời các văn bản khác nhau bằng hai tay khác nhau. Ông mắc chứng đọc khó - vốn được gọi là “mù lời nói”. Người ta cho rằng, bệnh này có liên hệ với sự suy giảm hoạt động của não ở một vùng nào đó của bán cầu trái. Leonardo còn có thói quen viết kiểu gương (mirror writing - chỉ có thể dịch được khi nhìn văn bản qua gương). Đa số các công trình trong những cuốn sổ ghi chép nổi tiếng của mình, ông viết bằng tay trái, từ phải sang trái theo kiểu viết chữ ngược. Nhiều người cho rằng, ông làm thế để giữ bí mật các nghiên cứu của mình. Còn theo một giả thiết khác thì mirror writing là đặc điểm của cá nhân ông, thậm chí có ý kiến cho rằng, ông viết như thế dễ hơn là viết theo lối thông thường. Và còn tồn tại khái niệm “lối viết của Leonardo”.
3. Ông là người cầu toàn khi bỏ dở nhiều bức tranh và phá hủy phần lớn các tác phẩm của mình. Tác phẩm hội họa của ông thường được vẽ rất lâu, mỗi lúc một chút, sau nhiều năm mới xong. Điển hình như chuyện Leonardo mất cả 10 năm để vẽ đôi môi của nàng Mona Lisa.
4. Là người cực kỳ ham mê chơi chữ, Leonardo để lại trong tập Codex Arundel một danh sách dài những từ đồng nghĩa chỉ dương vật của đàn ông.
Và bí ẩn trong bức La Gionconda (Mona Lisa)
Các nhà nghiên cứu đã phải đau đầu trước sự bí ẩn trong nụ cười của Mona Lisa từ rất nhiều năm nay. Và gần như năm nào cũng có một nhà khoa học reo lên: "Eureka! Tôi đã phát hiện ra bí mật rồi!". Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sự khác nhau trong cách cảm nhận vẻ mặt của La Gioconda phụ thuộc vào những phẩm chất tâm lý của từng người xem tranh. Có người cho rằng đó là một gương mặt buồn, trầm ngâm; người khác lại nghĩ đó là gương mặt láu lỉnh, thậm chí hơi cáu kỉnh… Một số người còn đưa ra nhận định rằng La Gioconda thậm chí không hề cười trong tranh của Leonardo da Vinci.
Có những nhà nghiên cứu cho rằng, vấn đề là ở những đặc điểm "vô tiền khoáng hậu" trong phong cách nghệ thuật của danh họa. Dường như ông đã độn những lớp màu lên nhau theo một cách đặc biệt nào đó, khiến vẻ mặt của Mona Lisa liên tục thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, danh họa đã tự vẽ chân dung của chính mình trong y phục nữ giới và vì thế, bức tranh đã tạo ra một hiệu quả kì lạ.
Có giả thuyết nói về việc danh họa là người lưỡng tính, ông đã vẽ trong tranh người học trò kiêm trợ lý Gian Giacomo Caprotti - người từng ở cạnh Leonardo da Vinci suốt 26 năm ròng. Một trong những luận chứng có lợi cho giả thuyết này là việc danh họa đã di chúc lại cho người học trò này thừa kế bức tranh La Gioconda, trước khi qua đời năm 1519.
Bác sĩ nha khoa kiêm chuyên gia hội họa Joseph Borkowski cho rằng, vẻ mặt của Mona Lisa là vẻ mặt rất điển hình của những người đã bị gãy hàm răng trước. Còn vị bác sĩ người Nhật Nakamura lại phát hiện ra vết tổn thương ở góc mắt trái của Mona Lisa và khẳng định rằng, người phụ nữ trong tranh của Leonardo Da Vinci dễ bị bệnh tim và đã mắc bệnh hen suyễn.
Còn có một giả thuyết nữa - về bệnh tê liệt thần kinh mặt - được đưa ra bởi chuyên gia tai mũi họng Azur ở Auckland (Mỹ) và vị bác sĩ người Đan Mạch - Finn Kecker Christiansen, người đã đề nghị chú ý tới việc La Joconda cười ở phía bên phải mặt nhưng lại nhăn ở phía bên trái. Ngoài ra, vị bác sĩ người Đan Mạch còn phát hiện ra ở Mona Lisa những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng vẻ mềm mại ở tay nàng. Còn theo ý kiến của vị bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người đàn bà đang có mang.
Người ta đồn rằng, chính vì bức tranh La Joconda này mà Leonardo Da Vinci đã phải chết sớm hơn số phận. Theo giả thuyết, do đã tốn quá nhiều công sức để vẽ nên tuyệt tác này với một người mẫu có khả năng hút kiệt sức sống của danh họa mà ông đã kiệt sức và qua đời.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: MOS, Biography, BBC, National Gallery...