Bạn có hiểu đúng nghĩa của câu bánh trôi "bảy nổi ba chìm"?

Ngọc Ánh, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 21/04/2015
Chia sẻ

Hẳn không ít bạn sẽ gãi đầu gãi tai khi được đố vì sao bánh trôi bánh chay lại "bảy nổi ba chìm"?

Từ xa xưa cứ đến dịp Tết Hàn thực (3/3 âm lịch), nhà nhà đều đi xay bột, đồ đỗ để chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay dâng lên cúng ông bà tổ tiên.  

Mỗi khi luộc bánh, không ít người lẩm nhẩm bài thơ quen thuộc của tác giả Hồ Xuân Hương: 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

Nhiều người cho rằng, bánh trôi, bánh chay muốn chín thì cần phải "bảy lần nổi, ba lần chìm", nhưng sự thật có đúng vậy? Hình tượng "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên được cho là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. 

Infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình tượng "bảy nổi ba chìm" dưới góc độ khoa học:



Hàn thực nghĩa là đồ ăn lạnh. Tết này xuất phát từ một câu chuyện thời nhà Tấn ở Trung Quốc khi Tấn Văn Công không may đốt rừng thiêu chết trung thần phò tá mình 19 năm trời Giới Tử Thôi. 

Để tưởng nhớ Thôi, vua Tấn ban lệnh 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm dân phải kiêng đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội mà thôi. Sau này, người Việt cũng theo tục này nhưng chủ yếu làm bánh trôi, bánh chay để thờ cúng tổ tiên, không liên quan tới điển tích kia.

Nguồn: Wikipedia
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày