7 phát minh làm thay đổi thế giới của Anh

Venus, Theo Mask Online 12:00 18/07/2012
Chia sẻ

Ngôn ngữ, điện thoại, tivi, mạng lưới toàn cầu... đều là những phát minh tầm cỡ của người Anh.

Nước Anh là cái nôi của rất nhiều nhà khoa học, toán học và nhà phát minh nổi tiếng trong lịch sử thế giới đương đại. Họ là những con người đã cống hiến cho xã hội nhiều ý tưởng, học thuyết và phát minh tầm cỡ, một vài trong số đó đã thay đổi hành tinh của chúng ta mãi mãi.

1. Môn thể thao hiện đại

Hầu hết những môn thể thao phổ biến hiện nay đều đến từ Anh, đặc biệt là trong luật chơi và cách chơi đầy cạnh tranh như bóng đá, bóng bầu dục, cricket và tennis. 

Rất nhiều môn thể thao khác là biến thể của những trò chơi bắt nguồn từ Anh, như bóng bầu dục Mỹ (bắt nguồn từ bóng bầu dục Anh) và bóng chày (chuyển hóa từ trò Rounders). 


Mặc dù người Anh không phải là người duy nhất nghĩ đến việc di chuyển một quả bóng trong một cái sân rộng, nhưng họ là người lập nên các cấu trúc và luật chơi của phần lớn nhiều môn thể thao ngày nay.

2. Định luật Newton


Isaac Newton (1642 - 1727) là một nhà vật lý học, toán học người Anh. Ông là người đầu tiên khám phá, ghi chép lại vạn vật hấp dẫn và 3 định luật của chuyển động. Nhờ các cống hiến trong vật lý, toán học, cơ học… của mình, ông được cho là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.

3. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên được sáng chế bởi Richard Trevithick - một kỹ sư mỏ người Anh vào năm 1804 ở Pen-y-Dare, miền Nam xứ Wales để vận chuyển hàng hóa.


Ở những cuộc thử nghiệm đầu tiên, đầu máy hơi nước đã chuyên chở thành công một khối lượng đáng kể: 10 tấn sắt, 5 toa xe và 70 người đàn ông trên quãng đường 15,6km giữa Penydarren và Abercynon trong 4 giờ 5 phút. 

4. Máy tính

Charles Babbage (1791 - 1871) - nhà toán học người Anh là người phát minh ra máy tính cơ khí vạn năng, có thể tự động liên kết các phép tính, tạo thành những bước khác nhau của một tính toán phức tạp. 


Máy của Babbage là nguồn gốc đưa tới nguyên lý về việc lập trình và sử dụng những thẻ đục lỗ (đã được Jacquard sử dụng trong những máy dệt) để mã hóa các bước của việc tính toán (thuật toán). 

Nó còn chia ra khái niệm bộ nhớ cho các kết quả trung gian và bộ xử lý. Mặc dù được công nhận là người thiết kế ra máy tính, Babbage đã không thể sống để thấy sản phẩm của mình được hoàn thành. 

5. Điện thoại

Điện thoại được chế tạo bởi nhà phát minh Alexander Graham Bell và được cấp bằng sáng chế vào năm 1876. Những nghiên cứu sớm nhất của ông về âm thanh được bắt đầu khi ông tình cờ thấy một robot “biết nói” tự động của Baron Wolfgang von Keplen và Charles Wheatstone. Thích thú với chiếc máy, Bell rời công việc hiện tại ở trường đại học và nghiên cứu những công cụ truyền tải âm thanh.


Một lần, ông vô tình làm đổ… axit lên đường dây điện thoại và khi bối rối, ông đã gọi phụ tá của mình. Ông hô to trên điện thoại “Watson, đến đây tôi cần ông", khi ông Watson nghe được và hối hả chạy về và nói: "Có chuyện gì vậy thưa ngài", Bell biết rằng, thí nghiệm của mình đã thành công.
 
6. Tivi

Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi John Logie Baird vào năm 1925. Bài thuyết minh cho chiếc tivi màu đầu tiên của Logie Baird diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1928. Tivi của Logie Baird có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó được cải tiến thành 12,5 khung hình/giây vào lần đầu tiên thuyết minh. 


Phát minh của Logie Baird đã trải thảm cho gần một thế kỉ phát triển của ngành công nghiệp truyền hình và giúp mọi người trên khắp thế giới thông tin với nhau qua những hình ảnh chuyển động đặc sắc.

7. Mạng lưới toàn cầu (www)

Đừng nhầm với Internet (một hệ thống thông tin toàn cầu gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau phát minh ở Mỹ), mạng lưới toàn cầu (www) được phát minh bởi nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee. 


Đây là mạng lưới không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập qua các máy tính nối với mạng Internet, được hiểu nhiều nhất qua khái niệm webpage và website. Nó được giới thiệu lần đầu vào tháng 12/1990 với trang web đầu tiên là info.cern.ch, sử dụng ở CERN vào ngày 6 tháng 8 năm 1991. 


Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày