Mục đích của
khoa học là nhằm nghiên cứu và phát hiện ra những điều lý thú, mới mẻ có ích trong cuộc sống. Nhờ các phát kiến khoa học mà cuộc sống con người ngày một văn minh, tiên tiến hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khoa học cũng đi đúng hướng. Những nghiên cứu về
động vật dưới đây là điển hình cho nhận định ấy. Chắc chắn sau khi đọc xong, bạn sẽ tự hỏi người ta nghiên cứu các vấn đề này để làm gì...
Nghiên cứu 1: Gà tây đực có thể giao phối với… mọi thứ
Năm 1960, tại Đại học Penn State, một thí nghiệm đã được thực hiện trên các chú gà tây đực để nghiên cứu về các kích thích giao phối ở loài gà này. Họ đặt trước mặt gà tây đực một con gà cái giả. Chú gà ngay lập tức phản ứng bằng cách phô diễn kĩ năng gợi tình và lao vào giao phối.
Sau đó, các nhà khoa học lần lượt bỏ đi các bộ phận của con gà giả này để làm cho gà đực “cụt hứng” nhưng có vẻ điều này không khả quan. Thậm chí khi tất cả các bộ phận đều được loại bỏ, chỉ còn chiếc đầu gà cắm trên que gỗ, gà đực vẫn tiếp tục thực hiện các hành động giao phối tương tự.
Nghiên cứu 2: Gà ta thích... người đẹp
Năm 2004, giới khoa học đã rất sốc khi Viện Động vật học thuộc Đại học Stockholm công bố một nghiên cứu với tiêu đề: “Gà thích người đẹp”.
Gà, gà e-vờ-ri-que!
Đây là kết quả của một thí nghiệm rất kì quái. Theo đó, các nhà khoa học bày ra các bức tranh trước mặt đàn gà. Đàn gà này trước đó đã được huấn luyện để chỉ mổ vào những thứ khiến chúng cảm thấy hấp dẫn.
Cô bên trái xinh hơn, chắc chắn là như vậy! Kết thúc thí nghiệm, người ta thấy những bức tranh thể hiện người phụ nữ đẹp theo tiêu chuẩn người được nhiều gà mổ vào nhất. Từ đó, các chuyên gia đưa ra kết luận vui như sau: Muốn biết bạn có xinh đẹp hay không, hãy tìm tới và hỏi những chú gà để có câu trả lời đúng nhất.
Nghiên cứu 3: Chim bồ câu có thể nhận biết ảnh đẹp
Năm 2010, giáo sư Shingeru Watanabe tại Đại học Keio Nhật Bản đã có nghiên cứu chứng minh chim bồ câu sở hữu khả năng nhận thức vượt trội. Ông đã quan sát phản ứng của các chú chim bồ câu được huấn luyện khi đứng trước các bức tranh đẹp do ông chọn. Hai tiêu chí được ông dùng để chọn ảnh đó là màu sắc và kết cấu của tranh.
Điều bất ngờ đã xảy ra khi các chú chim đều nhận ra được các bức tranh đẹp và mổ vào chúng. Để chắc chắn về kết quả, giáo sư Shingeru đã tẩy màu của các bức tranh hoặc ghép 2 bức tranh lại với nhau. Lần này, những chú chim không còn phân biệt được nữa.
Điều này chứng tỏ, chim bồ câu sử dụng màu sắc và kết cấu để đánh giá cái đẹp.
Nghiên cứu 4: Cừu nhớ khuôn mặt cực giỏi
Cừu được biết tới là con vật cung cấp lông nổi tiếng cho loài người. Tuy nhiên, chúng còn có một tài lẻ khác mà không phải ai cũng biết, đó là nhận diện khuôn mặt cực "siêu".Theo một công bố năm 2001, các nhà khoa học cho biết một chú cừu có thể nhận diện khuôn mặt của 50 chú cừu khác và ghi nhớ chúng trong hơn 2 năm.
Bạn phân biệt được bao nhiêu khuôn mặt trong số những chú cừu này? Kendrick và các đồng nghiệp của ông đã tập cho các chú cừu nhớ khuôn mặt bằng cách ghép cặp. Mỗi chú cừu sẽ được gặp lần lượt 60 chú cừu khác với phần thưởng là 1 loại thức ăn. Sau thử nghiệm, các chú cừu được ghi nhận có thể nhớ chính xác 50/60 khuôn mặt đã từng chạm trán. Khả năng siêu phàm này thậm chí chỉ bắt đầu suy giảm từ 600 đến 800 ngày sau đó.
Nghiên cứu 5: Chuột "phê" thích nghe nhạc Jazz
Năm 2011, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Albany đã tiến hành một thí nghiệm kỳ quặc. Họ thử chơi nhạc Beethoven và Miles Davis cho các chú chuột nghe trong 2 trạng thái, trạng thái thông thường và trạng thái “phê” vì được tiêm cocain.
Nhạc Jazz nghe cũng ổn mà, lọt tai phết!
Kết quả cho thấy khi ở trạng thái tỉnh táo, các chú chuột thích “Fur Elise” của Beethoven. Nhưng khi được cho một liều cocain, chúng lập tức bị thu hút về phía bản nhạc Jazz của Miles Davis.
Nghiên cứu 6: Tự trải nghiệm cảm giác bị nhện cắn rồi... qua đời
Trong nửa đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu về nhện là rất hiếm. Do đó, năm 1930, Tiến sỹ ký sinh trùng học Allen Walker Blair của Đại học Alabama trở nên nổi tiếng khắp thế giới với thí nghiệm cho nhện góa phụ đen tự cắn vào người mình.
Cận cảnh loài nhện góa phụ đen
Nhà khoa học tự trải qua thí nghiệm điên rồ này bởi ông muốn tự kiểm tra xem các báo cáo về sự đau đớn ở những ca bị nhện góa phụ đen cắn có đúng hay không. Ban đầu, Allen đã sống sót vào thời điểm làm thí nghiệm và thừa nhận các báo cáo là đúng. Tuy nhiên chỉ sau đó ít lâu người ta tìm thấy ông này chết bởi trụy tim mạch. Cái chết của ông được cho là bởi vết cắn của nhện góa phụ đen, và cũng là minh chứng hậu quả của “niềm đam mê khoa học thái quá”.
Nguồn: Mad Science Museum, NY Daily News, National Geographic