Với tốc độ phát triển như vũ bão của
công nghệ, khoa học đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng kinh ngạc, biến những thứ tưởng như chỉ có trong truyện viễn tưởng trở thành sự thực.
Bài viết sau sẽ giới thiệu tới các bạn những đột phá
khoa học đáng chú ý nhất hiện nay đang nắm giữ tiềm năng thay đổi toàn bộ
thế giới của chúng ta.
1. Thịt nhân tạo - nguồn cung thực phẩm mới cho con ngườiVào
năm 2013, đội ngũ nghiên cứu sinh tại ĐH Maastricht (Hà Lan) đã sáng tạo nên một chiếc bánh hamburger rất đặc biệt - với phần thịt được tổng hợp
trong phòng thí nghiệm.
Cụ
thể, phần thịt bò được chế tạo từ 20.000 sợi cơ nhân tạo trong suốt 3
tháng từ tế bào gốc của một con bò. Tổng chi phí để sản xuất một lát
thịt bò nhân tạo như vậy là 300.000 USD (khoảng 6,7 tỉ VNĐ).
Miếng thịt bò có giá 6,7 tỉ đồng...
Tuy
nhiên, mới đây các khoa học gia cho biết họ đang bắt đầu dự án để giảm
bớt con số khủng khiếp phía trên. Công nghệ này đang được kỳ vọng rất
lớn để thay thế thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên trong vòng 10 năm
tới.
Với sự lên ngôi của thực phẩm nhân tạo, việc nuôi giết gia
súc, gia cầm sẽ được hạn chế, góp phần đáng kể cho việc bảo vệ môi
trường.
2. Tế bào nhân tạo - thứ có thể cứu sống hàng triệu ngườiVào năm 2010, viện
nghiên cứu tư nhân J. Craig Venter (Mỹ) tuyên bố họ đã chế tạo thành
công tế bào sống nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Người đứng đầu
nhóm nghiên cứu Craig Venter cho biết ông cùng các đồng sự đã mất đến 15
năm, tốn tổng cộng 40 triệu USD (khoảng 889 tỉ VNĐ) để có thể tổng hợp
thành công tế bào sống nhân tạo này.
Đây
là một trong những công nghệ đột phá nhất trong giới sinh học hiện nay.
Sự xuất hiện của tế bào nhân tạo có thể giúp con người thay thế những
tế bào mang bệnh trong cơ thể, thậm chí là chữa trị dứt điểm căn bệnh
ung thư nguy hiểm.
Bên
cạnh đó tế bào nhân tạo còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Chúng ta có
thể ứng dụng loại tế bào này để chế tạo vi khuẩn công nghiệp giúp sản
xuất xăng, vaccine và một số sản phẩm thương mại khác.
3. Công nghệ đưa con người "chết tạm thời" - bước đột phá trong ngành y học thế giớiNăm 2014, các bác sĩ tại bệnh viện Pennsyvalnia (Mỹ) đã thành công trong việc tạm ngưng mọi hoạt động của một cơ thể sống, hay đơn giản hơn đó là đưa một người vào trạng thái "chết giả".
Để thực hiện điều này, máu của bệnh nhân sẽ được rút toàn bộ và được thay thế bởi một dung dịch đặc biệt. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ giảm xuống chỉ còn 10 độ C, đồng thời mọi chức năng sống như hệ tuần hoàn, hô hấp hay thậm chí là hoạt động của não sẽ ngừng hoạt động.
Công nghệ này được cho là một bước đột phá lớn trong ngành y học. Việc đưa con người vào trạng thái chết giả sẽ giúp các bác sĩ có thêm thời gian cho những ca phẫu thuật "khó nhằn", đồng thời làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật thành công, máu sẽ được bơm ngược vào cơ thể, còn bệnh nhân sẽ phục hồi chỉ sau vài tiếng.
Bên cạnh đó, những người... giàu tưởng tượng hơn còn cho rằng công nghệ này sẽ giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo có thêm cơ hội sống sót, bằng cách đưa họ vào trạng thái ngủ đông. Những người này sẽ chỉ phải đợi đến khi nhân loại có đủ khả năng chữa bệnh cho họ trong tương lai.
4. Kích hoạt khả năng “thần giao cách cảm” của con ngườiNăm 2014, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công khả năng “bắt sóng não” ở người - thứ được cho là nguồn gốc của "thần giao cách cảm" .
Cụ thể, 2 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm được đặt một thiết bị lên đầu để thu sóng bộ não rồi nói “Xin chào” với nhau.
Đáng chú ý là hai người này ở cách nhau rất xa, một người ở Pháp, còn người kia ở Ấn Độ. Sóng não sẽ được thu vào máy tính và truyền đến người kia qua kết nối Internet.
Theo báo cáo, lời chào mà họ nhận được từ người kia xuất hiện trong đầu họ giống như những làn sóng ánh sáng. Điều này cho thấy việc con người có thể “thần giao cách cảm” bất kể khoảng cách địa lý chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên nghiên cứu này đang gây tranh cãi khi một số nhà khoa học cho rằng việc chỉ cần "nhìn nhau là hiểu" có thể giết chết các phương pháp giao tiếp truyền thống của con người.
5. "Viết" lại gene người - bước đột phá vĩ đạiNăm 2015, các nhà khoa học Trung Quốc công bố họ đã tìm ra cách "viết" lại gene trên cơ thể người - điều mà rất nhiều khoa học gia đã thử nhưng chưa thành công.
Bằng việc sử dụng 86 phôi gene, các khoa học gia đã thành công trong việc thiết kế lại 28 gene trong số này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc viết lại gene có thể đem lại những sự đột biến không mong đợi.
Chính vì thế, việc nghiên cứu thay đổi gene luôn là lĩnh vực được kiểm soát nghiêm ngặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng công nghệ mới này sẽ cho phép con người có thêm khả năng chống chọi
với nhiều loại bệnh tật - từ chứng máu khó đông đến HIV.
Ngoài ra, việc "thiết kế" lại gene còn giúp chúng ta ngăn ngừa trên 10.000 chứng bệnh
khác nhau, đem lại tiềm năng cứu sống hàng triệu người trên thế giới.
Nguồn: ScienceDump, The Guardian, The Wall Street Journal