Phía sau những hình ảnh đáng yêu, dễ thương như những chú chim cánh cụt, gấu Koala hay thỏ; chúng lại có nhưng thói quen cực kỳ "í ẹ" so với những gì bạn nghĩ.
1. Đi vệ sinh bắn xa 40cm
Siêu lùn, siêu ấm và rất đáng yêu không ai khác chính là những chú chim cánh cụt, cư trú chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.
Với bộ áo khoác dày và không thấm nước, những chú chim cánh cụt có thể tha hồ tung tăng bơi lội ở khu vực lạnh nhất quả đất mà không cần lo lắng. Chính vì vậy, chúng luôn cố gắng để bảo vệ bộ áo xinh đẹp này với thói quen đi vệ sinh siêu kỳ lạ.
Mặc dù chưa được giải thích một cách rõ ràng nhưng hai nhà khoa học B. Meyer-Rochow và Jozsef Gal đã tính toán được một cách tương đối về quy trình đi vệ sinh kỳ quặc của loài động vật đáng yêu này.
Theo đó, áp lực của trực tràng để đẩy phân ra ngoài của chim cánh cụt với khoảng cách xa tới 40cm. Điều này sẽ giúp chúng không làm cho bộ lông bị dính bẩn.
2. Ăn, bài tiết và... ăn trở lại
Khi nhắc đến
chuột "lợn" (Capybaras), chắc hẳn bạn sẽ nhớ tới hình ảnh của loài chuột lang, động vật có vú dễ thương sống tại Nam Mỹ. Thức ăn chủ yếu của Capybaras là cỏ, trái cây và các loài động vật thủy sinh ở sông hồ.
Tuy nhiên, sau khi đi vệ sinh chúng cũng thường có thói quen kỳ quặc là ăn luôn phân của mình. Theo nghiên cứu, chúng sẽ thải ra hai loại: phân cứng và mềm.
Trong đó, phân xanh mềm vẫn chứa một số chất dinh dưỡng và loài Capybaras cho rằng rất “đáng” để ăn. Nhưng quả thực là việc đi vệ sinh rồi “giải quyết” luôn chúng và rồi đi vệ sinh và lại ăn… thì thật chẳng hay ho chút nào.
3. Giải quyết tất cả sản phẩm
Capybaras không phải là thành viên duy nhất của “Hiệp hội ăn phân”. Rất nhiều động vật khác cũng tin rằng, phân là một món “đặc sản” của chính mình và một trong số đó chính là loài thỏ.
Giống như Capybaras, thỏ cũng sản xuất ra cả phân cứng và mềm. Nhưng chúng sẽ ăn bất cứ sản phẩm nào mà chúng sản xuất ra ngay sau khi kết thúc. Thỏ có thể ăn phân cứng của chúng, vì vẫn còn một số chất trong đó, hoặc có thể chỉ vì chúng thích mùi vị.
4. Tích trữ nước tiểu làm vũ khí
Rùa vốn nổi tiếng là loài động vật có tuổi thọ siêu cao. Với dáng đi chậm chạp, có lẽ nhiều người nghĩ chúng sẽ trở thành con mồi một cách dễ dàng nhưng trên thực tế rùa lại có những bí quyết riêng bảo vệ cho chính mình.
Điểm đặc biệt của chúng nằm ở bàng quang. Theo nghiên cứu của các nhà khoa, một con rùa sa mạc có thể giữ hơn 40% trọng lượng cơ thể của nó trong bàng quang bao gồm nước, urê, axit uric và các chất thải chứa nitơ khác. Điều này sẽ giúp chúng chiến đấu trong những khoảng thời gian khô hạn.
Khi rùa bị tấn công, nó có thể sử dụng chính nước tiểu của mình để chiến đấu với kẻ thù, hay thậm chí là khi con người lại gần.
5. Ăn chất thải của mẹ
Koala, hay gấu túi là là một trong những loài vật hoang dã hiền lành nhất sống trên nước Úc. Chúng có một bộ lông mềm và khuôn mặc cực kì đáng yêu. Koala như một người ăn chay vô hạn, chúng thường ăn lá cây khuynh diệp - đang có xu hướng giảm giá trị dinh dưỡng do sự nóng lên của toàn cầu.
Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Trong thời gian 6 - 30 tháng, chúng chưa có khả năng tự ăn lá cây vì sự điều tiết của dạ dày còn kém, vậy nên chúng sẽ liếm chất thải từ hậu môn của mẹ.
Sau khi quan sát, các nhà nghiên cứu nhận thấy, chú Koala con nằm dưới hậu môn của mẹ và đã thanh toán sản phẩm một cách... ngon lành.
Bạn có thể xem thêm: