10 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc xưa (Phần cuối)

Thủy Chip, Theo 00:00 22/01/2011
Chia sẻ

Nhiều sản phẩm quen thuộc như lụa và rượu cũng được cho là xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Máy ghi động đất
 

Dù họ không phải là người nghĩ ra đơn vị đo sức mạnh của động đất nhưng công cụ đo sức mạnh đó lại xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Nó ra đời từ thời Hán, khoảng đầu thế kỷ thứ 2 và được làm rất tỉ mỉ. Nó có hình dạng một cái bình nặng bằng đồng với 9 con rồng hướng mặt xuống. Ở phía dưới mỗi con rồng là một con ếch đang há miệng.

Phía trong bình có một quả lắc, nó sẽ dao động khi có các cơn địa chấn và làm cho đòn bẩy hoạt động. Khi đó, các viên đá được giữ trong miệng 9 con rồng sẽ rơi xuống các con ếch phía dưới. Nghe có vẻ thô sơ nhưng phải 1.500 năm sau đó, phương Tây mới chế ra các cỗ máy tương tự.

Rượu
 

Trước đây, người ta tin rằng khoảng đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách chế biến các thực phẩm như đậu nành và giấm sử dụng kỹ thuật lên men hay chưng cất. Không lâu sau đó, rượu ra đời. Các khám phá khảo cổ gần đây thậm chí còn cho thấy họ đã tạo ra rượu từ trước đó rất lâu. Một số mảnh vỡ đồ gốm 9.000 năm tuổi mới được tìm thấy đã mang trên đó các dấu hiệu của rượu và biến người Trung Quốc thành những kẻ “say sưa” đầu tiên trên thế giới. Người A Rập cổ đại đã phải mất thêm 1.000 năm nữa để chế ra đồ uống có cồn.

Diều
 

Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Lỗ Ban và Mặc Tử đã chế ra các con diều mang hình dạng cánh chim một cách riêng rẽ. Cảm hứng của hai ông đã nhanh chóng được người khác đón nhận. Dần dần, người Trung Quốc tạo ra thêm các thiết kế mới và các hình thức sử dụng mới cho các cánh diều như dùng diều để câu cá hay mang thuốc nổ và pháo đài của địch. Diều cũng là cảm hứng để họ tạo ra một phát minh lớn khác là tàu lượn.

Tàu lượn

Khoảng 800 năm sau khi diều ra đời, người Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra các cánh diều đủ lớn và có hình dạng khí động học phù hợp để chở các vật nặng tương đương con người. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ai đó quyết định thử bỏ đi dây diều và buộc mình vào đó.
 

Thời xưa, tàu lượn được dùng theo cách rất khác ngày nay. Các vị bạo chúa bắt tội phạm và tù nhân chiến tranh, buộc chặt họ vào diều và bắt nhảy từ vách đá cao. Lịch sử ghi lại rằng có một người đã bay tới 2 dặm và hạ cánh an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn như thế. Các “chuyến bay” của người Trung Quốc sớm hơn người châu Âu tới trên 1.300 năm.

Lụa

Người Mông Cổ, người Byzantine, người Hy Lạp và người La Mã đều cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với các phát minh quân sự “made in Trung Hoa” như thuốc súng. Nhưng một phát minh khác lại đóng vai trò giống như sứ giả hòa bình, đó là lụa. Nhu cầu lụa từ các nước phía Tây cao đến mức nó giúp tạo ra mối liên hệ giữa Trung Quốc và thế giới. Con đường tơ lụa huyền thoại ra đời chính là vì mục đích buôn bán lụa, sau đó mở rộng sang các loại hàng hóa khác. Từ Trung Quốc, người ta mang lụa tới tận Địa Trung Hải và châu Phi.
 

Người ta đã tìm ra cách tạo ra lụa từ cách đây 4.700 năm và đã giữ bí mật suốt thời gian dài. Tuy nhiên, các thầy tu châu Âu cuối cùng cũng tìm ra trứng của các con tằm tạo ra lụa và mang chúng về phương Tây.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày