Mỗi năm, Viện Thăm dò sinh vật Quốc tế tại trường Đại học Arizona State lại biên soạn ra danh sách 10 loài sinh vật mới. Tất cả trong số chúng đều là những sinh vật thú vị và vô cùng độc đáo.
Cá bánh Louisiana
Nấm phát sáng trong bóng tối mọc ở khu sinh cảnh rừng sắp biến mất ở San Paulo, Brazil. Chỉ cao 8 mm, loại nấm này được gọi là Mycena luxaeterna, có nghĩa là ánh sáng vĩnh cửu, phát ra ánh sáng neon xanh ma quái rực sáng trong cả 24 giờ trong ngày.
Mặc dù trên trái đất có khoảng 1.500.000 loài nấm nhưng chỉ có 71 loài có phát quang sinh học.
Được đặt theo tên của Charles Darwin, nhện vỏ cây Darwin (Caerostris darwini) có thể chăng tơ trải ngang cả con sông. Sợi tơ dài nhất được phát hiện lên tới 25 m. Những sợi tơ được dệt bởi kiến trúc sư nhện này chắc hơn tơ của các loài nhện khác. Sợi tơ của nhện Kevlar cũng có kích thước tương tự nhưng chỉ bằng 1/10 độ chắc chắn so với tơ của nhện vỏ cây Darwin.
Bạn tự hỏi làm thế nào loài nhện này lại có thể chăng tơ kín cả một vùng rộng lớn và tại sao tơ của chúng lại bền chắc đến thế, liệu chúng có phải là một loài nhện khổng lồ không nhỉ?
Đỉa răng được phát hiện trong mũi của một cô gái trẻ ở Peru. Loài đỉa này có tên gọi là Tyrannobdella rex, có nghĩa là “vua đỉa bạo chúa”. Loài sinh vật hút máu này được tìm thấy ở các vùng sâu vùng xa của Thượng nguồn sông Amazon ở Peru. Chúng dài khoảng 2,5 cm.
Những thành viên lớn tuổi nhất của gia đình nhà đỉa này sống khoảng 200 triệu năm trước - khoảng thời gian mà khủng long còn tồn tại. Vì vậy, rất có thể tổ tiên của loài đỉa này đã từng chễm chệ ngồi lên mũi của một con khủng long bạo chúa.
Hiện nay, có khoảng 700 loài đỉa trên toàn thế giới.
Thức ăn của loài thằn lằn này chủ yếu là rau củ, trái cây, quả sung, quả hạch và đôi khi là ốc sên.
Loài nấm Psathyrella aquatica này được tìm thấy dưới nước, ở thượng nguồn của sông Rogue, Oregon. Các nhà nghiên cứu quan sát loài nấm trong 11 tuần thì thấy nấm cho ra quả. Đây là loài nấm duy nhất cho ra quả dưới nước.
Mặc dù con người đã biết đến sự tồn tại của chúng và săn bắn chúng trong một thời gian dài nhưng đến năm 2010, loài linh dương ở phía Tây châu Phi này mới được mô tả một cách chính thức.
Người ta đã phát hiện chúng được đem bán tại một thị trường thịt rừng.
Vi khuẩn này được đặt tên Halomonas titanicae, được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Dalhousie ở Canada và Đại học Seville ở Tây Ban Nha. Vi khuẩn này cùng với một số vi khuẩn khác làm suy yếu kim loại trên tàu Titanic và cuối cùng rất có thể sẽ khiến con tàu này biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho hay Halomonas titanicae sẽ rất hữu ích trong việc “xử lý” những con tàu cũ kỹ và giàn khoan dầu dưới đáy biển sâu.