Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp

Thanh Tâm, Theo Đời sống pháp luật 12:42 27/07/2024
Chia sẻ

Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic tại Paris (Pháp) dưới bàn tay của Giám đốc Thomas Jolly đã trở thành một màn trình diễn ngoạn mục.

Trong tiếng Pháp, từ dùng cho sân khấu - “scène” - nghe y hệt như tên dòng sông chảy xuyên qua Paris, sông Seine.

Đó là điều đầu tiên khiến đạo diễn Thomas Jolly, 42 tuổi - thích thú với ý tưởng tạo nên một buổi lễ khai mạc diễn ra trên dòng chảy xuyên suốt trái tim của thành phố này.

Trong suốt 2 năm qua, dòng sông đã trở thành "phòng làm việc" của Thomas và cũng là nơi chứa đựng những thử thách bí ẩn với hầu hết các đạo diễn sân khấu: Dòng chảy và hướng gió, một trại cá giống, kế hoạch cho hàng ngàn vận động viên di chuyển trên dòng sông, 45.000 sĩ quan cảnh sát rải rác khắp nơi đảm bảo an ninh. Hơn nữa, mọi chi tiết của buổi lễ đều phải thường xuyên báo cáo với Tổng thống Pháp và Thị trưởng Paris.

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 1.

Thomas Jolly, Giám đốc sáng tạo nghệ thuật của Lễ khai mạc Olympic Paris

Tuy nhiên, với tư cách là giám đốc nghệ thuật của cả bốn buổi lễ khai mạc, bế mạc Olympic và Paralympic, Jolly cũng có những đặc quyền mà hầu hết các đạo diễn chỉ có thể mơ ước: Ngân sách gần 150 triệu đô la và hơn 15.000 nhân viên, bao gồm cả vũ công và nhạc công, ước tính nửa triệu khán giả theo dõi trực tiếp và 1,5 tỷ khán giả theo dõi qua màn hình.

Jolly đã cố gắng để giữ kín những chi tiết liên quan đến kịch bản lễ khai mạc nhằm tạo ra sự bất ngờ và choáng ngợp cho người xem. Có nguồn tin cho rằng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mô tả kịch bản lễ khai mạc là một câu chuyện vĩ đại về sự giải phóng và tự do - từ Cách mạng Pháp đến Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền được ký kết vào năm 1948 (ở chính nơi mà buổi lễ kết thúc).

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 2.

Đám khói mang ba màu cờ Pháp trên cây cầy nổi tiếng Pont d'Austerlitz

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 3.

Florent Manaudou và Melina Robert-Michon, dẫn đầu đoàn thi đấu của nước Pháp trên còn thuyền đi dọc sông Seine

Trong khi đó, Anne Hidalgo, Thị trưởng thành phố Paris, lại chia sẻ rằng buổi lễ này mang không khí rất tươi vui, lan tỏa thông điệp của thành phố về sự cởi mở với thế giới và niềm hân hoan của sự đa dạng.

Trước khi chính thức nhận việc, Jolly đã mơ về những phái đoàn bay đến trên những khinh khí cầu - một phát minh của Pháp và hình ảnh các vị vua quá cố sẽ bay lên từ sông Seine để dõi theo buổi diễn. Giờ đây, anh chỉ nói ý tưởng chủ đạo sẽ là tình yêu và sẻ chia lòng nhân ái.

Buổi lễ khai mạc Olympic Paris 2024 có tổng cộng 12 đại cảnh từ lịch sử nước Pháp, trên mặt sông và thậm chí là vươn lên khỏi dòng sông, xen kẽ với cuộc diễu hành của 10 nghìn vận động viên và khoảng 90 con thuyền. Nó bắt đầu lúc 19h30, tận dụng tối đa ánh sáng hoàng hôn của mùa hè làm chủ đạo, và kéo dài trong khoảng 3 tiếng rưỡi. Celine Dion và Lady Gaga cũng là hai nghệ sĩ biểu diễn tại lễ khai mạc.

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 4.

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 5.

Celine Dion và Lady Gaga biểu diễn tại Lễ khai mạc Olympic Paris

Ở một đất nước ưa thích nguyên tắc và quy củ như Pháp, Jolly được coi là một kẻ phá luật và một người có tư tưởng độc đáo, luôn sẵn sàng mạo hiểm. Vừa yêu Shakespeare nhưng cũng ái mộ Spice Girls, anh vừa đạo diễn một vở opera nhạc rock rất nổi tiếng Starmania và khiến khán giả hoàn toàn ngạc nhiên với cách bày trí hơn 600 cái đèn nháy và thu hút hơn một triệu lượt xem trong chuyến công diễn toàn quốc. Anh cũng đạo diễn và tham gia diễn trong một vở kịch 24 tiếng mang về hai nhân vật lịch sử của Pháp Henry VI và Richard III cùng một lúc. Vào thời điểm đó, rạp hát thậm chí phải mang cả gối ra để khán giả nằm cho đỡ mỏi.

“Sân khấu là quá nhỏ với anh ấy. Anh ta vượt qua mọi biên giới. Là một kẻ tham lam phàm tục. Nhưng điều thú vị đó là anh ta rất sâu sắc". - Joelle Gayot, một nhà phê bình sân khấu từ báo Le Monde - người đã theo dõi sự nghiệp của Jolly kể từ ngày mới bắt đầu cho biết.

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 6.

Lễ khai mạc được lồng ghép nhiều yếu tố lịch sử của nước Pháp

Sau khi được Ủy ban Olympic tín nhiệm, Jolly tìm đến 4 biên kịch để giúp anh lên khung kịch bản, bao gồm: Một nhà sử thi Trung cổ, một tiểu thuyết gia từng đạt nhiều giải thưởng, một biên kịch phim và một nhà viết kịch. Họ cùng nhau chu du khắp dòng sông trên những con thuyền và lên ý tưởng.

Lộ trình dài 6km đã được quyết định bởi BTC Paris 2024. Nó sẽ bắt đầu từ phía đông, ở Gare d’Austerlitz, nhà ga là cửa ngõ truyền thống vào Paris, gần khu định cư La Mã cũ của Lutetia. Sau đó, xuôi theo dòng, ta đã lướt qua những di tích được yêu thích của thời Trung Cổ, bao gồm Nhà thờ Đức Bà và Conciergerie, cung điện mà sau này đã trở thành nhà ngục giam cầm Nữ hoàng Marie-Antoinette trước khi bà bị xử tử ở Quảng trường Concorde - địa điểm cũng nằm trên lộ trình. Gần cuối lộ trình là những biểu tượng của thế giới mà thành phố này nắm giữ trong hơn một trăm năm qua như Grand Palais và Tháp Eiffel.

Sự lộn xộn và chồng chéo của lịch sử xuôi hai bên sông tạo nên một thiết kế sân khấu đầy đam mê.

“Lịch sử nước Pháp là đây: Một câu chuyện về sự đập bỏ, tái sinh và lại đập bỏ một lần nữa. Thật mê hoặc”. - Jolly cảm thán.

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 7.

Màn khai mạc hoàng tráng tại địa điểm nổi tiếng bậc nhất nước Pháp - Tháp Eiffel

Sau khi Jolly và team của mình tạo nên 12 đại cảnh, anh lại thuê 4 đạo diễn phụ để giúp triển khai chúng thông qua âm nhạc, vũ đạo, bày trí và phục trang. Một trong số đó là Daphne Burki, một người dẫn chương trình tài năng nhưng đã từng được đào tạo để trở thành stylist, cũng từng bắt đầu sự nghiệp tại Dior. Cô được giao nhiệm vụ thiết kế 3000 bộ trang phục.

Thông thường, các kế hoạch thường đổ bể vì nhiều lý do đột ngột. Ví dụ: Jolly được thông báo rằng các diễn viên sẽ không thể tựa ra ngoài khung cửa sổ của bệnh viện bỏ hoang Hotel-Dieu vì nơi này chứa đầy hóa chất gây ung thư. Một trại cá giống của Bethune Quay không thể sử dụng. Do vậy, các kỹ sư phải tính toán kế hoạch cho hàng loạt vũ công trên một cây cầu - vì việc nhảy cùng lúc có thể khiến cầu bị sập.

“Vậy nên tôi phải đổi địa điểm hoặc đổi vũ đạo”. Jolly nói và cho biết một phân cảnh có thể phải thay đổi đến 73 lần.

“Tôi chưa từng thấy thử thách hơn thế trong cuộc đời mình. Tôi đã trở thành một vận động viên của sự sáng tạo”. Maud Le Pladec - biên đạo chính của buổi lễ, người làm việc với 3500 vũ công cho lễ khai mạc và bế mạc cho biết: “Câu hỏi 'Làm thế nào' luôn ở đó”.

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 8.

Huấn luyện viên, cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng Zinedine Zidane rước ngọn đuốc Olympic

Khai mạc Olympic Paris: Khi sông Seine lịch sử hóa thành sân khấu thắp sáng nước Pháp- Ảnh 9.

Ngọn lửa Olympic thắp sáng đêm khai mạc

Bên cạnh những yếu tố về sự sáng tạo và an toàn, thời tiết cũng là thứ khiến Jolly lo lắng nhất. Team của anh xây một phần mềm mô phỏng cung đường bằng 3D chỉ để anh có thể hình dung mực nước cao thấp, mưa, thậm chí là trong trường hợp xảy ra bão.

“Nếu thời tiết đẹp và chúng ta có một buổi hoàng hôn vàng óng như dự định, vào đúng thời điểm, mọi thứ sẽ tuyệt diệu và rất, rất tráng lệ. Nếu trời mưa, làm ơn hãy mang đến những cơn bão của mùa hè, với sấm sét và những tiếng ồn - đó là một cảnh tượng rất điện ảnh. Nhưng nếu trời u ám và mưa rào, tôi sẽ rất rất không vui”. - Jolly kết lại.

Vào ngày 26/7, trời đã mưa to trong tối khai mạc Olympic Paris 2024, tạo ra những trở ngại khách quan trong lễ hội được chuẩn bị kỳ công này. Thế nhưng sự sáng tạo của Jolly và hàng ngàn người trong suốt nhiều năm trời vẫn được cả thế giới chiêm ngưỡng.

Nguồn: The New York Times

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày