Cái tên Nguyễn Ngọc Thạch gần đây thu hút cư dân mạng, bởi ngày nào anh cũng đăng đàn bàn luận xoay quanh đại dịch corona. Cây bút nức tiếng Sài thành thường ưu tiên cập nhật những thông tin tích cực như số người hồi phục, xuất viện trở về nhà lên trước hết. Sau đó, mới đưa ra số liệu các ca nhiễm đang gia tăng để nhắc nhở mọi người "không ngủ quên khi dịch còn thức", chủ động trang bị những cách thức bảo vệ sức khỏe.
Theo dõi từng diễn biến dịch, nhà văn cũng nhận ra một thực tế bất ngờ. Đó là có những thứ nên làm từ sớm để bảo vệ sức khỏe, nhưng chờ đến lúc có dịch chúng ta mới đua nhau làm. Khẩu trang, nước rửa tay khô, bảo hiểm… là những thứ ‘phòng thân’ cơ bản ai cũng phải có sẵn bên người. Từ hồi mẫu giáo, thầy cô đã dạy rửa tay sao cho sạch rồi. Song đi qua hàng chục mùa từ bụi mịn đến cúm A, mọi người mới cuống lên tranh mua chúng cho đến khi dịch Covid-19 ập tới, sẵn sàng chi tiền sắm khẩu trang mà không nhìn giá.
Cư dân bạn bày tỏ quan điểm đồng tình với Nguyễn Ngọc Thạch
Anh không quên nhắc lại đợt bụi mịn vừa rồi, khi ô nhiễm lên đến mức đáng báo động, mọi người đua nhau "bắt trend" chia sẻ chất lượng không khí rực màu cam với đỏ, song một bộ phận lớn người Việt vẫn tỏ thái độ thờ ơ không đáng có. Bùng dịch nên người ta mới sợ, mới lo rồi đổ nhau đi mua khẩu trang thành ra khan hiếm, tăng giá, tranh nhau mất cả tình người.
"Vậy mới thấy, bảo vệ bao nhiêu mới là đủ? Xin thưa không bao giờ là đủ! Sức khoẻ của mình, của người thân mình mà, bảo vệ lố một xíu chẳng ai trách đâu. Có trách thì chỉ trách sự thờ ơ, vô trách nhiệm với chính sức khỏe - tài sản quý giá nhất mà thôi", Ngọc Thạch "gắt" trên mạng xã hội.
Nguyễn Ngọc Thạch dẫn nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) để chỉ ra rằng, các mối đe dọa mới mẻ và xa lạ như Covid-19 tạo cảm giác bất an nhiều hơn so với các nguy cơ "quen thuộc" như bụi mịn. Phản ứng này liên quan đến hạch hạnh nhân (amygdala) bên trong thùy thái dương của não, vốn đóng vai trò nhận biết cái cũ - mới và phản ứng cảm xúc (sợ hãi, lo lắng, giận dữ). Chúng khiến não bộ "cuống lên" một cách tự nhiên khi có dịch "cúm lạ", mà phớt lờ những nguy cơ bệnh tật gặp nhẵn mặt hàng ngày và nguy hiểm hơn gấp bội.
Thực tế là, tỷ lệ người chết vì ô nhiễm không khí cao gấp hàng chục lần Covid-19, nhưng có mấy ai ra đường mà đeo khẩu trang, về nhà nhỏ mắt, súc miệng mũi họng, mua bảo hiểm phòng hờ và hễ sốt một cái là lao đến bệnh viện kiểm tra ngay… như Covid-19 đâu.
"Nhắc tới đây mới phát giận, đợt cả Sài Gòn, Hà Nội ô nhiễm bụi mịn, mọi người cũng có đi mua khẩu trang về đeo, rồi dặn nhau này nọ kia, nhưng lúc đó chắc chưa ai chết nên khẩu trang bán tràn, chẳng nhiều người sốt mua. Bùng dịch, nên người ta mới sợ, mới lo rồi đổ nhau đi mua khẩu trang thành ra khan hiếm, tăng giá, tranh nhau mất cả tình người.", Nguyễn Ngọc Thạch tỏ ý kiến.
Cây bút sắc bén cũng tiếp tục đặt câu hỏi chất vấn: "Bảo vệ sức khỏe bao nhiêu là đủ? Rồi dịch Covid-19 qua đi, mọi người trở về guồng cuộc sống cũ, liệu bạn còn đi mua khẩu trang, sắm nước rửa tay, hay ký ngay một bản hợp đồng bảo vệ sức khỏe? Khi đó, liệu bạn có trở về trạng thái cũ, lơ là bảo vệ sức khỏe, thậm chí phẩy tay chế giễu những người còn trẻ mà đã sợ chết, cho rằng họ làm lố và cẩn trọng thái quá?".
Toàn bộ nội dung post bão like của nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch
Những câu hỏi của Nguyễn Ngọc Thạch bất ngờ thức tỉnh những người từng bỏ ra 300.000 đồng mua hộp khẩu trang phòng Covid-19 với giá cắt cổ. Cuộc đời này dài rộng lắm! Sau virus Covid-19, bạn có thể phải đối phó với hơn 100 loại bệnh tật nguy hiểm dễ gặp khác đến năm 100 tuổi.
Dịch bệnh giống như một đợt "tập dượt", khi nó ngấp nghé chạm đến bạn, bạn mới nhận ra sức khỏe quý giá chừng nào. Đối với sức khỏe, dù "có dịch" hay "không dịch" thì vẫn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng và chủ động, tìm kiếm câu trả lời và giải pháp cho chữ "đủ" để bảo vệ bản thân. Để "bảo vệ đủ", thứ bạn cần là một thủ môn giỏi giữ sạch lưới cho trận đấu chống bệnh tật suốt cuộc đời này.