“Học TOEIC không cần thiết với người đi làm” – Đúng hay sai?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 07/12/2018
Chia sẻ

Việc thí sinh chen chúc đăng kí thi TOEIC thời gian gần đây vì sợ đổi đề, khó đạt điểm cao khiến nhiều người chỉ trích và coi nhẹ giá trị của chứng chỉ này. Vậy học TOEIC có thực sự cần thiết?

Những ngày này, hình ảnh sinh viên chen chúc xếp hàng đăng kí thi TOEIC liên tục được đăng tải. Nguyên nhân là việc đổi đề thi TOEIC từ 15/2/2019. Trước đó, Ms Hoa (giám đốc đào tạo của Anh ngữ Ms Hoa, tiền thân là Ms Hoa TOEIC) đã trả lời độc giả về một số thay đổi của đề và trấn an các bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, việc bùng nổ đăng kí thi TOEIC gần đây cũng khiến nhiều người lầm tưởng giá trị của chứng chỉ này.

TOEIC không có giá trị với người đi làm?

Ai cũng biết TOEIC là bài thi đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ trong môi trường giao tiếp quốc tế. Nhưng ít ai biết thực chất nó không bắt nguồn từ các nước nói tiếng Anh mà do người Nhật đặt hàng Cục khảo thí Hoa Kỳ (ETS). Từ đó mà ETS cho ra đời bài thi TOEIC, để đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc cho các nước không nói tiếng Anh. TOEIC không đơn giản chỉ là giao tiếp hàng ngày, mà có xu hướng phục vụ các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, dịch vụ…

Ms Hoa đưa ví dụ: “TOEIC có các chủ đề như quảng cáo, kinh doanh, tài chính, công sở… Các vấn đề được đề cập đến có thể là thảo luận với khách hàng, ký hợp đồng, thuyết trình, viết email, giải quyết khiếu nại… Văn phong TOEIC mang tính trang trọng, khác giao tiếp hàng ngày. Ví dụ khi nhờ giúp đỡ, giao tiếp chỉ cần nói “Can you help me?”, với TOEIC nên là: “Could you do me a favor, please?”. Email cho bạn bè, người thân có thể viết: “Let me know asap”, với TOEIC, viết email cho đối tác cần dùng câu trang trọng hơn: “Please inform me as soon as possible””.

Ms Hoa – chuyên gia đào tạo TOEIC nhiều năm kinh nghiệm

Từ thực tế đó, TOEIC không chỉ còn là tiêu chuẩn của Nhật Bản mà được phổ biến rộng rãi, trở thành chứng chỉ được công nhận tại hơn 150 quốc gia, từ châu Á đến Âu, Mỹ. Nhiều trường Đại học tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Đức, Canada, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ba Lan thậm chí là Mỹ chấp nhận TOEIC như một chứng chỉ đầu vào cho sinh viên du học.

“Để đạt 450 – 500 TOEIC không khó, có thể dùng mẹo, nhưng để đạt 800-900 TOEIC thì người học phải có nền tảng thực sự. Nếu học vì kiến thức, mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế thì việc học TOEIC sẽ mang lại nhiều giá trị, kể cả khi bạn chỉ học TOEIC 2 kỹ năng nghe và đọc. Đơn cử là để đạt 800, 900 TOEIC thì khả năng nghe khá tốt, lượng từ vựng công việc của bạn cũng không ít. Hầu hết học viên điểm cao của Ms Hoa đã có khả năng giao tiếp tương đối hay viết email trong công việc nhuần nhuyễn rồi. Nói rằng học TOEIC không áp dụng trong công việc thực sự chưa chuẩn, chỉ là bạn có sử dụng hay không, có liên kết được các kiến thức của TOEIC sang công việc hay không thôi.” – Ms Hoa trải lòng.

Đừng học TOEIC chỉ để ra trường

“Ở Ms Hoa, khi học viên chỉ đặt mục tiêu để ra trường thì sẽ được giáo viên định hướng mục tiêu cao hơn, ít nhất 800 TOEIC Reading Listening, hay xịn hơn là TOEIC Speaking Writing. Vì khi đó bạn mới có tiếng Anh, có lợi thế cạnh tranh giữa hàng chục ngàn cử nhân khác, có cơ hội nghề nghiệp tốt. Không ít học viên của mình khi báo điểm chia sẻ học TOEIC thực sự khiến em thay đổi cuộc đời, em không học để đối phó nữa mà học với niềm đam mê. Giờ đây họ đều có công việc tốt, mức lương cao hay thậm chí là đi du học”.

Đỗ Tiến Đức, hiện công tác tại phòng mua hàng công ty Panasonic Việt Nam là học viên của Ms Hoa lớp học tại doanh nghiệp. Đức chia sẻ: “Mình phải sử dụng 70-80% tiếng Anh khi giao dịch với các đối tác Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản qua email, điện thoại. Các kiến thức, từ vựng học trong TOEIC đã giúp mình rất nhiều. Bên cạnh đó công ty cũng có chính sách tốt về lương, thưởng, cơ hội thăng chức cho các nhân viên có chứng chỉ TOEIC”.

Nguyễn Tiến Thành (SN 1996) khi nói về hành trình trở thành giám đốc marketing ở tuổi 22 có nói 900 TOEIC chính là điểm nhấn trong CV để bạn được mời phỏng vấn. Vì công việc này đòi hỏi khả năng giao tiếp, trao đổi tốt bằng tiếng Anh với các đối tác nước ngoài.

“Học TOEIC không cần thiết với người đi làm” – đúng hay sai?

“Hiện nay cực kì nhiều nơi như Viettel, Panasonic, FPT, Samsung, LG, Toshiba, Vinaphone, VietnamAirlines, Techcombank, Vietcombank… đều yêu cầu đầu vào TOEIC và ưu tiên các ứng viên có điểm cao. Nhiều đơn vị cũng có mức phụ cấp thêm cho nhân viên có điểm TOEIC, hoặc cơ hội thăng chức nhanh hơn… Quan trọng là chúng ta cần thay đổi tâm lí, học thật, thi thật. Điểm số chỉ có giá trị khi mình sử dụng được tiếng Anh, có sự bứt phá, thay đổi công việc và cuộc sống với số điểm đó” là những gì Ms Hoa đúc kết.

Điều Ms Hoa muốn nhắn nhủ chính là người học không nên đặt mục tiêu để ra trường, dẫn đến tâm lí đối phó, học mẹo. Không cần đổ xô đi thi TOEIC theo xu hướng như bây giờ, rất mệt mỏi và tốn thời gian. Nếu bạn thật sự mong muốn có công việc tốt hơn, muốn thay đổi cuộc đời thì cần đặt mục tiêu cao hơn, không chỉ là TOEIC 2 kỹ năng mà còn là TOEIC 4 kỹ năng để hoàn thiện khả năng tiếng Anh của bản thân.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày