Nhật kí 12 tuần “chiến đấu” của sinh viên RMIT

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 29/04/2014
Chia sẻ

Nhật ký đến lớp của bạn Phương Anh, sinh viên trường RMIT Việt Nam, đã vẽ nên bức tranh sinh động về một học kì nhiều thử thách nhưng cũng tràn đầy nhiệt huyết của sinh viên RMIT.

Tuần 1: Khởi động cho học kì mới
 
Ai bảo những ngày đầu của học kì là rãnh rỗi? Mình thì thấy có khối việc cần làm: nào là đi lấy sách giáo khoa, nào là xem sơ qua tài liệu cả học kì của từng môn học, nào là sắp xếp thời gian đến học những lớp kĩ năng mềm.
 
Lên kế hoạch “chiến đấu” cho học kì mới thôi!
 
Và nếu không muốn lịch học, lịch nộp bài, lịch thi của các môn học cứ rối hết cả lên thì sinh viên sẽ phải làm thêm một việc rất quan trọng nữa: lên kế hoạch cho 14 tuần của học kì. Học tập và làm việc có kế hoạch đâu phải dễ.
 
Tuần 2-3: Ngày hội Câu lạc bộ và những bài tập đầu tiên
 
Đến ngày thứ Năm của tuần 2, không khí trường dường như được khuấy động khi 65 câu lạc bộ do chính sinh viên điều hành cùng góp mặt trong Ngày hội Câu lạc bộ để tự giới thiệu, giao lưu, chiêu dụ thành viên mới.
 
Tất cả các “bang phái” đều có mặt đông đủ tại Ngày hội Câu lạc bộ
 
Cùng lúc đó, thầy cô đã bắt đầu giao những bài tập lớn, dự án nhóm đầu tiên. Không lơ là ham chơi nữa, đây là thời gian quan trọng để mình ghi điểm. Ngoài 3-4 tiếng trên lớp mỗi ngày, mình dành thêm 4-5 tiếng nữa cho việc tự học và làm dự án nhóm. “Địa bàn” không cố định mà di chuyển từ thư viện đến phòng tự học đến những băng ghế ngoài trời (để đổi không khí ấy mà).
 
Tuần 4-5: Làm việc nhóm không phải lúc nào cũng “chua”
 
Sau hai tuần làm việc chung, nhóm dự án của mình đã bắt đầu ăn ý. Mình từng rất “ngán” làm việc nhóm vì ngại tiếp xúc, sợ cảnh cãi nhau, người ôm hết việc kẻ chẳng làm gì.
 
May sao, nhờ các kỹ năng phân chia công việc, giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm học được ở Trung tâm Hỗ trợ Kĩ năng Học tập LSU, năm đứa trước đây chưa từng nói chuyện đã biết cách “hợp lực” để đạt được kết quả mong muốn.
 
Góc họp nhóm yêu thích của tụi mình là chiếc bàn tròn ngoài căn tin: vừa thoáng đãng vừa thoải mái. Tụi mình tha đồ trao đổi mà không ngại làm phiền mọi người xung quanh.
 
Tuần 6-7: Làm việc tốt không sợ vất vả
 
Gần đây mình làm việc rất hiệu quả nhé! Chuyện là thầy cô trong ngành vừa giới thiệu một hoạt động gây quỹ giáo dục cho trẻ em đường phố. Nghĩ đây là cơ hội sử dụng kiến thức về truyền thông và những kĩ năng mềm mình có để giúp những người khác, mình đăng kí tham gia luôn.
 
Sáng chiều dành cho việc học, tối lại gặp nhóm tình nguyện, đêm về có nhiều hôm quá “đuối” vẫn ráng chống mí mắt để đọc qua tài liệu học cho lớp sáng mai. Nhưng chẳng hề gì, làm việc tốt không sợ vất vả.
 
Tuần 8-9: Cơn ác mộng mang tên “TurnItIn”
 
Đã có 2 môn “tung” đề bài cho dự án cuối kì. Mình vừa hào hứng với chủ đề hay, vừa hồi hộp vì bài nào cũng đòi hỏi phải trích dẫn thông tin từ ít nhất 10 quyển sách hoặc bài nghiên cứu.
 
Chưa hết, cả hai bài đều phải thông qua “cỗ máy phát hiện gian dối” TurnItIn! Không chỉ “bắt quả tang” những trường hợp cố ý sao chép tác phẩm của người khác, TurnItIn “cảnh cáo” luôn các bài luận trích dẫn hoặc dẫn nguồn thông tin chưa đúng cách.
 
Lần trước, mình đã nhận lãnh một điểm trung bình vì chưa đào sâu nghiên cứu và trích dẫn tài liệu không đúng cách – tất cả là do cái tật “nước đến chân mới nhảy”. Lần này, mình quyết tâm phục thù bằng cách bắt tay làm bài thật sớm và “cầu viện” lớp kỹ năng Nghiên cứu và Trích dẫn Thông tin của LSU.
 
Tuần 10: “Ác mộng” được hóa giải
 
Tuần này mình đã gặp giáo viên lần cuối để hỏi ý kiến về bài nghiên cứu. Cô không “gật” hay “lắc” với chủ đề mình chọn mà chỉ hỏi ngược lại mình hàng loạt câu hỏi “tại sao” và “như thế nào”. Trả lời xong thì mình tự nhiên “sáng trí” hẳn và hiểu thêm nhiều mặt của vấn đề.
 
Các thầy cô ở LSU cũng đã giúp mình giải quyết “cơn ác mộng” TurnItIn bằng cách chỉ dẫn kỹ lưỡng cách trích dẫn thông tin theo quy tắc quốc tế.
 
Khi đã hiểu cách làm bài, mình chuyển từ trạng thái lo lắng thường trực sang hào hứng và thích thú, càng làm càng thấy… sung.
 
LSU là nơi mình thường xuyên tìm đến mỗi khi gặp rắc rối về kĩ năng học tập.
 
Tuần 11-12: Giờ G đã điểm
 
Hai tuần trọng điểm trước giờ G, thư viện và phòng tự học lúc nào cũng đông đúc các bạn sinh viên đang “cày” hết tốc lực cho bài cuối kì. Nếu còn ham chơi chưa ôn bài mà thấy cảnh này, chắc chắn bạn sẽ “chột dạ” muốn tìm một chỗ và ngồi học thật chăm chỉ ngay.
 
Mình tìm góc vắng nhất để tập trung “luyện công”
 
Mình vừa “xử” xong các bài luận và đang ôn lại bài cho kì thi cuối khóa. Bài kiểm tra ở trường chú trọng việc hiểu bài, khả năng hệ thống kiến thức và áp dụng chúng vào trường hợp thực tế – về khoản này thì mình vô cùng tự tin.
 
Nào, bài thi cuối kì mau mau đến đây, mình đã sẵn sàng để “ghi điểm”!
 
Ngày đăng ký nhập học tại RMIT Việt Nam
 
Trong Ngày Đăng ký Nhập học sắp tới của RMIT Việt Nam, phụ huynh học sinh ghi danh nhập học tại trường sẽ được miễn chi phí nộp hồ sơ, đồng thời được tặng một khóa học Kỹ năng học Đại học trong 2 ngày.
 
Địa điểm: RMIT Việt Nam Cơ sở Nam Sài Gòn, 702 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM
Thời gian: 9g - 11g30, 18/5/2014
Để đăng ký tham gia hoặc biết thêm chi tiết, vui lòng gọi 08 37761369.
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày