1. Đặt ra một mục đích để học
Hãy đặt ra mục đích trước khi học. Vâng, sự thật là, không ai trong số những người thông minh và sáng tạo đã học hành, nghiên cứu một cách tình cờ. Tất cả số họ đều lập kế hoạch và đặt ra mục đích trước khi họ làm gì đó. Vì vậy hãy tự hỏi: bạn muốn tìm hiểu những gì, và bạn hy vọng được gì khi học xong môn học đó.
2. Thiết lập các mục tiêu hợp lý và có thể đạt được
Hãy thiết lập những mục tiêu hàng ngày và mục tiêu dài hạn dựa trên sở trường, khả năng của bạn.
Nếu bạn đã quyết định bạn muốn học một ngôn ngữ mới, thật khó để có thể đặt mục tiêu là : “Đến cuối tháng này, tôi sẽ nói thứ tiếng đó một cách trôi chảy.”
Thay vào đó, thiết lập một mục tiêu như: "Hôm nay tôi sẽ học từ vựng tiếng Tây Ban Nha liên quan đến gia đình, và vào cuối tuần, tôi sẽ có thể dạy cho anh trai, chị gái tôi những câu giao tiếp đơn giản."
Bằng cách thiết lập mục tiêu hữu hình, bạn có thể đo lường hiệu quả của việc học tập và thay đổi chúng cho phù hợp.
3. Đặt ra một lịch trình
Cùng với thiết lập mục tiêu, bạn cũng phải thiết lập một lịch trình cho việc học tập của bạn. Học một kỹ năng mới không chỉ yêu cầu thực tế; nó đòi hỏi nghiên cứu, hiểu, và vận dụng linh hoạt.
Hãy lập ra những lịch trình như ". Tôi sẽ luyện tập guitar cho một giờ một ngày. Sau đó tôi sẽ làm bài tập về nhà và tập thể dục.”
4. Thu thập nhiều tài liệu liên quan đến kiến thức học
Bạn có bài kiểm tra sáng nay, đã học thuộc và đọc vanh vách trong giờ kiểm tra nhưng sau đó lại quên nhanh chóng sau khi bạn bước ra khỏi phòng thi? Có lẽ rất nhiều trong chúng ta gặp phải vấn đề này.
Rõ ràng, đó không phải là một cách học hiệu quả. Để thực sự tìm hiểu mọi thứ về một chủ đề cụ thể, bạn cần phải thu thập các tài liệu khác nhau như bài viết, video, và các phương tiện thông tin khác liên quan đến môn học. Và bạn thực sự phải sử dụng chúng.
Đừng nản lòng nếu bạn không hiểu một khái niệm đi đọc nó lần đầu tiên. Hãy xem một đoạn video, đọc thêm từ các bài viết trên mạng, tâm trí bạn sẽ có những ý tưởng hoàn toàn mới về những gì mà mình muốn tìm hiểu.
5. Xem lại và ghi lại tiến độ học tập
Học hỏi, tất nhiên là một quá trình liền mạch và lâu dài. Khi hoàn thành mỗi bước, bạn cần xem xét, đánh giá để đảm bảo chính xác và điều chỉnh khi cần thiết.
Hãy trung thực với chính mình vào cuối buổi học. Nếu có điều gì đó khó khăn, hãy đánh dấu lại để học thêm hoặc nhờ thầy, cô, bạn bè giảng lại cho bạn. Cố gắng học những bài kế tiếp chỉ khiến bạn khó hiểu rõ vấn đề.
Mặt khác, ghi lại và xem xét thành tích của bạn trong thời gian tuần, tháng hoặc năm qua giúp bạn tăng cường sự tự tin. Mặc dù bạn có thể không đạt được thành tích tốt nhất, nhưng bạn sẽ cảm thấy tự hào vì mình đã có được như ngày nay từ con số 0.
6. Hãy tìm người góp ý cho bạn
Thầy cô, bạn bè của bạn đều rất hạnh phúc khi góp ý cho những người mới bắt đầu. Đừng ngại, hãy mạnh dạn tìm đến thầy cô, bạn bè của bạn hoặc những người xuất sắc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm để được tư vấn.
Đừng nản chí nếu họ có đưa một số lời chỉ trích. Thay vào đó, sử dụng lời khuyên của họ để tập trung vào việc cải thiện kiến thức và kỹ năng của bạn. Những chỉ trích mang tính xây dựng của các chuyên gia có lẽ là công cụ có giá trị nhất mà bạn có thể có khi học một cái gì đó mới.
7. Dạy lại cho những người khác
Bạn có thể hiểu rõ vấn đề hơn khi bạn mang những kiến thức, kỹ năng đó dạy lại cho những người khác.
Cuối cùng, để có thể dạy một ai đó, bạn cần phải am hiểu sâu sắc và nắm chắc vấn đề hơn, điều đó khiến bạn tiến bộ hơn rất nhiều.
8. Tự thưởng cho mình
Những người thành công tìm ra những cách khác nhau để thưởng cho bản thân. Những thành tựu thực sự mang tính khích lệ khiến bạn dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Hãy tự nhủ, sau khi bạn vượt qua kỳ thi, bạn sẽ có một ngày ngủ nướng, hoặc đi chơi, liên hoan với bạn bè, bạn sẽ có động lực hơn rất nhiều.