Năm nào cũng vậy, trên khắp dải đất hình chữ S của Việt Nam đều phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chỉ có một cơn bão, một trận lũ quét qua thôi nhưng kéo theo đó sẽ là rất nhiều buồn thương, nhiều nỗi đau, thiệt hại nặng nề và nhiều khó khăn chồng chất đổ dồn không chỉ lên vai người dân mà còn cả hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên.
Gần đây nhất, 3/10/2013 cùng với cơn bão số 10 một trận lốc xoáy với cường độ lớn đã bất ngờ càn quét tại phường Phú Hải (TP. Đồng Hới, Quảng Bình), toàn bộ ngôi trường mầm non tại đây đã bị tàn phá nghiêm trọng. Nhưng đó cũng chỉ là một trong hơn 600 trường học bị sập, tốc mái tại riêng Quảng Bình. Và đó cũng mới chỉ là hậu quả của một trong số hàng chục cơn bão mà năm nào nước ta cũng phải gánh chịu.
Các em học sinh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa phơi lại tập vở sau trận lũ vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua.
Mặc dù tập vở đã bị ướt hết, nhưng em vẫn quyết phơi cho khô để kịp đến trường vào vài ngày tới.
Các em học sinh khác ở xóm cũng đồng cảnh ngộ.
Thầy và trò tại Nghệ An cùng nhau dọn lại lớp học sau trận lũ
Tập vở phơi trắng sân
Nỗi ám ảnh mang tên bão lũ luôn thường trực và ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh, sinh viên. Sau mỗi trận bão là cảnh học sinh lội sông, lội nước đi học. Là cảnh học sinh tìm lại đống sách vở bị vùi dưới bùn đất và nước. Là cảnh những ngôi trường tan hoang, đổ nát và bàn ghế chìm trong nước lũ….
Nhưng không chỉ kéo theo những thiệt hại về tài sản, đồ dùng học tập mà bão lũ còn gây ra những thiệt hại nặng nề về con người. Có những học sinh không may trượt ngã trong dòng nước lũ chảy xiết và bị cuốn đi như hai em học sinh xấu số tên Quang và Nguyên cùng đang học lớp 7 tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Hai em bị chết đuối trên đường từ trường học về nhà trong trận mưa lũ đổ về từ thượng nguồn gây ngập lụt lớn tại Thanh Hóa sau cơn bão số 10 vừa qua.
Trước đó không lâu trong 3 ngày từ 19/9 - 21/9/2013, ở Nghệ An có tới 7 học sinh đã thiệt mạng do mưa lũ sau cơn bão số 8. Ai cũng biết miền Trung là “rốn lũ”, mỗi mùa mưa bão là mỗi mùa đầy khó khăn, vất vả đối với học sinh, sinh viên miền Trung.
Hình ảnh một em nhỏ tìm lại sách giáo khoa từ bùn đất sau cơn bão quét qua 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh vào tháng 10 năm 2010
...thậm chí là nằm trong những đống đổ nát sau mùa lũ.
Lũ đi, nhưng sự học vẫn luôn ở lại. Một nữ sinh tại xã Đakrông, Quảng Trị phơi sách sau cơn bão năm 2009
Nhiều tỉnh, ngay cả trong dịp khai giảng, tiếng trống đầu năm tại rất nhiều ngôi trường cũng không thể đánh lên vì mưa lũ. Rất nhiều học sinh tiểu học vùng cao hay vùng lũ cũng phải đội mưa, lội sông suối để nhập học. Vẫn còn nhiều vùng quê nghèo, học sinh phải đu dây, vượt cầu khỉ, hay ngồi trên những con bè đơn sơ, nguy hiểm đến trường.
Hẳn là những câu chuyện học đường mùa lũ thường mang nhiều đau buồn. Chùm ảnh cảm động học sinh ngày lũ không chỉ đưa lên một thực tế cuộc sống khó khăn, mà còn là nghị lực của rất nhiều học sinh vượt lên hoàn cảnh để tìm đến con chữ.
Những hình ảnh này cũng là những lời nhắc nhở cho những ai đang được học tập và sinh sống trong an lành, hàng ngày vẫn được bước chân vào những ngôi trường khang trang, hiện đại hãy biết sẻ chia với các bạn cùng trang lứa, các em nhỏ vùng bão lũ để giúp các bạn ấy sớm khắc phục khó khăn.
Phụ huynh miền Trung phơi sách cho con sau trận lũ lịch sử năm 2007
Đối với nhiều người, những quyển vở thật sự rất quý giá
Trường học bị tàn phá, học sinh ngụp lặn để đến được trường.
Hầu hết sau bão lũ thì sách vở của học sinh đều không thể tiếp tục sử dụng được
Sau bão số 10, học sinh miền trung phải phơi sách vởSau cơn bão tháng 10 năm 2010, em Mai Thị Kim Dung học lớp 4A, trường tiểu học Quảng Văn (Quảng Trạch, Quảng Bình) òa khóc vì toàn bộ sách vở của em đã bị hỏng, ướt và dính đầy bùn đất.