Là cá thể tê giá trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất, chú tê giác mang tên Sudan được bảo vệ tại khu bảo tồn Pejeta ở Laikipia, Kenya. Ảnh: Reuters
Khu bảo tồn Pejeta cho biết, họ buộc phải tiến hành an tử đối với Sudan do tình trạng sức khỏe của chú rất nguy kịch. Ảnh: Reuters
An tử là hình thức giúp người, động vật quá đau yếu có được cái chết êm ái bằng nhiều cách khác nhau. Ảnh: Reuters
Trước đó, Sudan từng được điều trị trong một thời gian dài trước những tác động xấu của tuổi tác đối với cơ bắp và xương của chú. Ảnh: Reuters
Từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, Sudan đã nằm lỳ trong chuồng của mình do bị thương nặng ở chân phía sau. Ảnh: Reuters
Trong vài thập kỷ qua, nạn săn bắn tê giác lấy sừng đã khiến số lượng cá thể tê giác trắng phương Bắc giảm từ hàng chục nghìn xuống vài chục trước khi rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Reuters
Sự ra đi của Sudan đồng nghĩa với việc loài tê giác trắng phương Bắc này không còn cá thể đực nào nữa. Hiện vẫn còn 2 cá thể cái của loài này còn sinh sống. Ảnh: Reuters
Trên thị trường "chợ đen", tê giác trắng phương Bắc được bọn săn trộm rao bán với giá lên tới 50.000USD/kg, đắt hơn cả vàng. Ảnh: Reuters
Khu bảo tồn Ol Pejeta cho biết, họ đã thu thập gene của Sudan để có thể sử dụng trong tương lai để tái tạo loài này. Ảnh: Reuters
Nhân viên bảo vệ động vật hoang dã Zacharia Mutai an ủi Sudan ngay trước thời điểm chú qua đời.
Sudan cũng từng được đưa đến nhiều vườn thú khác nhau trên khắp thế giới cho du khách tham quan. Trong ảnh là Sudan chuẩn bị có mặt tại một vườn thú ở Dvur Kralove.
Một trong những bức ảnh cận cảnh cuối cùng về Sudan.