Xu hướng học tập và phát triển bản thân
Theo báo cáo mới nhất của Top CV; 71,5% người lao động cho biết đang chủ động tìm việc, 16% đang tham khảo để chuyển việc trong 3 tháng tới. Trong đó, đa phần người lao động có xu hướng rời bỏ công ty khi công việc hiện tại có ít khả năng phát triển.
Có thể nói, đặc thù, cá tính của tầng lớp ứng viên sẽ thay đổi theo mỗi thời kỳ. Bởi vậy, các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến, cập nhật hàng ngày để không bị lỗi thời. Giờ đây phần lớn các bạn trẻ không còn mang trong mình tư duy đi làm chỉ để "cuối tháng hưởng lương", mà hơn hết, họ còn muốn được "nâng cao giá trị bản thân" - muốn được đào tạo, rèn luyện sâu về chuyên môn, cũng như học hỏi các kỹ năng về quản lý và lãnh đạo.
Theo các khảo sát của HBR Holdings, giờ đây có đến gần 42% ứng viên khi nộp CV vào doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm được một môi trường học tập và phát triển tốt cho bản thân. Tiếp theo đó là các yếu tố khác như: Danh tiếng công ty (33%); Lương thưởng (12%)…
Anh Tony Dzung - Chủ tịch HBR Holdings - chia sẻ: "Những nhân sự hiện nay, đặc biệt là nhân sự trẻ, đều là những người có tư duy và biết nhìn đường dài. Họ luôn tìm kiếm các môi trường mà ở trong đó họ được rèn giũa năng lực lõi của bản thân. Từ phát triển về chuyên môn, dần dần họ sẽ được nâng cao thêm cả khả năng về năng lực quản lý để trở thành những người lãnh đạo, quản lý chủ chốt bên trong tổ chức. Do vậy, nếu nhìn dài hạn doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải xây dựng được một văn hóa đào tạo và phát triển nhân tài từ bên trong".
Văn hóa học tập - tôn chỉ tại HBR Holdings
Có thể nói, ngoài các chính sách nhân sự hướng đến người lao động, chế độ đãi ngộ không hề thua kém nhiều tập đoàn lớn; HBR Holdings còn là đơn vị đẩy mạnh việc phát triển và nuôi dưỡng nhân tài.
Được biết, HBR Holdings luôn cố gắng mang đến những chương trình đào tạo về chuyên môn lẫn kỹ năng cho nhân sự nội bộ. Điều này vừa để đảm bảo được nguồn nhân sự chất lượng; vừa để phát triển được đội ngũ kế thừa trong những giai đoạn tiếp theo của doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu đưa HBR Holdings trở thành 1 trong 10 tập đoàn đầu tư về giáo dục uy tín và chuyển hóa được nhiều lãnh đạo nhất Việt Nam vào năm 2030.
Cụ thể, ngoài các khóa học thuộc Trường Doanh nhân HBR, nhân sự sẽ được học miễn phí, không giới hạn số lần học trong suốt thời gian làm việc tại tập đoàn. Trung bình mỗi cá nhân sẽ tham gia học tập khoảng hơn 12 chương trình trong một năm. Ngoài ra, tập đoàn còn thường xuyên mời các chuyên gia uy tín trong nhiều lĩnh vực khác nhau về để đào tạo cho cán bộ nhân viên. Hơn hết, tổ chức cũng mong muốn nhân viên tiếp tục đi học để mở rộng kiến thức. Theo đó, đơn vị sẽ chủ động có chế độ "tài trợ" tiền học phí dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên có sự gắn kết và cam kết làm việc lâu dài với tổ chức để nguồn nhân lực này có thể yên tâm "đèn sách" nhằm nâng cao năng lực của bản thân và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách tham gia các khóa học về lãnh đạo và quản lý như: Sales, Marketing, Xây Dựng và Phát Triển Đội Ngũ, OKRs hay NLP…
Theo anh Tony Dzung nhận định, nếu một doanh nghiệp không có văn hóa học hỏi cũng giống như một bộ não không được tập thể dục. "Làm thế nào để có thể kinh doanh bền vững? Bằng cách nào chạm được vào 'nỗi đau' của khách hàng để có thể có thêm khách hàng mới cũng như gia tăng tệp công chúng trung thành? Tất cả đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự cải tiến quy trình kinh doanh liên tục, cả về R&D, Marketing, sale... Vậy làm thế nào để tất cả các quy trình đó đều được đổi mới thường xuyên? Chính là nhờ văn hóa học tập, đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ. Để làm được điều này thì lãnh đạo chính là người tạo gương. Lãnh đạo như thế nào, văn hóa doanh nghiệp sẽ như vậy".
Anh Tony Dzung dành nhiều thời gian học tập tại các ngôi trường danh tiếng như Harvard, Wharton…
Tập trung vào trải nghiệm nhân viên
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn theo tư tưởng coi nhân viên là "công cụ" để kiếm tiền. Điều này sẽ rất khó để thu hút cũng như giữ chân người tài. Bởi vì trong bất kỳ một mối quan hệ nào, để đi lâu dài được với nhau, chúng ta cần phải xây dựng dựa trên nền tảng "win – win". Cụ thể, "win - win" được hiểu là mối quan hệ mà ở đó khách hàng được lợi, doanh nghiệp được lợi, nhân viên được lợi, và cộng đồng cũng được lợi. Khi doanh nghiệp hiểu và đi được trên hành trình này thì chắc chắn sẽ giúp mỗi tổ chức có thể phát triển bền vững. HBR Holdings cũng nằm trong số đó.
"Tài sản lớn nhất của chúng tôi là văn hóa doanh nghiệp. Tại HBR Holdings, nhân viên được coi là khách hàng quan trọng nhất. Cũng chính vì thế, ban lãnh đạo tập đoàn luôn có niềm tin sâu sắc rằng "ưu tiên và tập trung hàng đầu của doanh nghiệp chính là văn hóa tập trung vào trải nghiệm nhân viên". Bởi nhân viên chính là người chăm sóc khách hàng của tổ chức; và khách hàng chính là người chăm sóc công việc kinh doanh của toàn bộ tập đoàn. Đây là mối quan hệ Nhân - Quả trong doanh nghiệp." - anh Tony Dzung nhận định.
HBR Holdings là một môi trường luôn hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho từng nhân viên từ kỹ năng công việc cho đến tư duy và lối sống
Tính đến nay, HBR Holdings đã bước sang năm thứ 11 duy trì và phát triển được văn hóa "nhà máy sản xuất nhân tài từ bên trong". Có thể nói, văn hóa học tập, sáng tạo và đổi mới không ngừng chính là chìa khóa giúp cho HBR Holdings vượt qua mọi sóng gió để có thể đứng vững trên thị trường. Điều này "vô tình" cũng đã trở thành một lợi thế cạnh tranh, một thế mạnh lõi, một điểm khác biệt của tổ chức. Chính văn hóa đó cũng biến HBR Holdings trở thành một đơn vị được rất nhiều các ứng viên lựa chọn để gắn bó và cống hiến.