Nhiều người đã không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến hình ảnh những chú vịt con bị nhét đầy trong một chiếc vợt lưới rồi bị nhúng trực tiếp vào nồi nước sôi cho tới chết. Sau đó, chúng sẽ được các tay "đồ tể" vớt ra và ném thẳng sang máy lột lông tự động theo cách rất dã man.
Ban đầu, những chú vịt đực sẽ được đưa khỏi khu phân loại giới tính trong những chiếc rổ nhựa.
Sự việc trên được nhà báo Lý Căn chụp vào ngày 16/02 vừa qua tại một trại ấp trứng nằm gần thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Được biết, đây là công đoạn khá phổ biến ở các khu cung ứng gà, vịt trên quê hương anh.
"Chẳng ai muốn mua lũ vịt đực về nhà vì chi phí chăn nuôi thường vượt xa với giá trị thực tế mà họ có thể thu hồi lại. Do đó, chúng thường xuyên phải xếp hàng để chờ chết", anh Lý chia sẻ.
Đồng thời, nhiều nhà bảo vệ động vật đã quyết định lên tiếng và gọi phương thức xử lý vịt đực con tại Trung Quốc là một hành vi vô nhân đạo.
Ông Lưu cho biết: "Điều này không chỉ xảy ra ở riêng quốc gia nào bởi mỗi năm, có tới hàng tỷ chú gà đực mới nở bị cho ngạt khí hoặc xay nát ở các trại ấp trứng vì không thể sinh nở như gà mái".
Chúng sẽ phải xếp hàng để chờ tới lượt bị xử lý.
Những người làm việc tại trại ấp trứng từng tiết lộ: "Cứ 20 ngày thì một quả trứng vịt mới có thể nở ra. Sau đó, chúng tôi sẽ phân loại theo cách thủ công để xác định giới tính của nó".
Dĩ nhiên, đàn vịt cái thường được đem bán cho các trang trại lớn để phục vụ cho công việc sinh sản. Còn vịt đực lập tức phải chấm dứt cuộc đời vì chẳng ai muốn mua chúng về... làm cảnh.
Để xử lý vịt đực một cách kinh tế nhất, trại ấp trứng không bao giờ sử dụng phương pháp chôn sống truyền thống mà chuyển sang trụng nước sôi tới chết. Thậm chí, nó còn bị vứt vào một chiếc máy lồng xoay để loại bỏ lông và đem đi tiêu thụ với mức giá khá rẻ.
Chủ trang trại đang chuẩn bị nước sôi để trụng chết đàn vịt đực "vô dụng".
Theo những người làm việc tại đây, xác vịt sẽ được bán cho các trại nuôi rắn như một loại thức ăn công nghiệp hoặc làm mồi nhậu tại hàng loạt tiệm đồ nướng bình dân với mức giá siêu rẻ.
Ông Peter J. Li, chuyên gia khu vực Trung Quốc của Tổ chức Nhân Đạo Quốc tế (Humane Society International) khẳng định: Đây là việc làm rất kinh khủng. Nhưng đáng tiếc, nó không chỉ xảy ra trên đất nước Trung Quốc.
Tại nhiều quốc gia phương Tây, mỗi ngày thường có vô số con gà đực mới nở bị cho ngạt khí tới chết, hoặc bị nghiền sống vì chúng hoàn toàn vô tác dụng đối với ngành sản xuất trứng và thịt gia cầm theo quy mô công nghiệp.
"Ít ra chúng còn được thực hiện một cách tự động trong những cơ sở khép kín. Vậy mà hành vi tàn ác ở Trung Quốc lại diễn ra công khai suốt từ ngày này qua tháng khác như vậy", ông Peter nhấn mạnh.
Đồng thời, ông cũng đề nghị dư luận Trung Quốc cần chú ý hơn tới những hành vi tàn ác đang diễn ra trong ngành chăn nuôi gia cầm tại khu vực này.
"Chúng ta không thể sống trong một thế giới mà mọi người đều nhắm mắt làm ngơ được. Nếu buộc phải tiêu hủy những chú vịt ấy, tôi hy vọng rằng họ sẽ tìm ra cách làm nào nhân đạo hơn".
Những chú vịt đực bị nhồi kín trong một chiếc vợt lưới...
... và bị nhúng thẳng vào chảo nước đang bốc khói nghi ngút.
Hàng nghìn xác vịt sẽ bị cho vào máy vặt lông trước khi đem bán.
Chúng thường được tiêu thụ cho các trại nuôi rắn hoặc một vài quán ăn bình dân trên thành phố.
Tiêu hủy gà đực con là một hoạt động thường thấy trên thế giới do quá trình công nghiệp hóa ngành sản xuất trứng và thịt gia cầm mang lại. Theo thống kê, có khoảng 2,5 tỷ chú gà con bị tiêu hủy mỗi năm.
Những chú gà con này còn được biết tới như "gà một tuổi" bởi chúng thường bị loại bỏ ngay vì không thể đẻ trứng và lớn chậm hơn những giống gà chuyên nuôi lấy thịt.
Năm ngoái, Nghị viện Đức đã bác bỏ dự luật cấm hoạt động giết gà đực con với số lượng lớn bởi lo ngại lệnh cấm ấy sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền nông nghiệp của quốc gia mình.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học mới phát triển thành công một loại máy có thể xác định giới tính của các loài gia cầm trước khi ấp, từ đó giúp giảm thiểu công việc tàn nhẫn kia một cách tối đa nhất.
Với sự giúp đỡ của công nghệ đó, Hiệp hội Sản xuất trứng Mỹ cam kết sẽ chấm dứt hoạt động "xử lý" gà con vào năm 2020.