Lễ hội rước "ông lợn" là văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù, đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.
Trong ngày 13 tháng Giêng âm lịch, mỗi xóm trong làng lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Tất cả 17 xóm đều chuẩn bị 17 ông lợn để cúng tế.
Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, ông lại mổ lợn, thổi xôi khao quân. Người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.
Trong ngày 13 tháng Giêng âm lịch, mỗi xóm trong làng lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế đều được tuyển chọn kỹ càng, nuôi dưỡng cẩn thận, chu đáo từ các năm trước với cân nặng từ 170 kg đến 230 kg.
Lợn được dâng tế đều được tuyển chọn kỹ càng, nuôi dưỡng cẩn thận, chu đáo từ các năm trước với cân nặng từ 170 kg đến 230 kg.
Sau đó, những con lợn này sẽ được làm thịt, trang trí và lên kiệu chờ giờ đẹp để làm lễ dâng tế. Trưa 13 tháng Giêng, các "ông lợn" được người dân trong xóm hộ tống đến các địa điểm để tiến hành mổ, chuẩn bị cho lễ hội. Việc quan trọng nhất là trang trí cho " ông lợn".
Việc trang trí thông thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Lớp áo choàng chính là lớp mỡ được bóc ra từ “ông lợn”.
Tất cả những vật trang trí lên “ông lợn” đều phải dùng kim khâu vào da, không thể dùng hồ dán hay keo dán.
“Da lợn ướt nên dùng hồ gì dán lên “ông lợn” cũng bị bong ra, không dính được. Do vậy, chúng tôi đã dùng kim khâu để khâu các vật trang trí lên “ông lợn”, một người tham gia trang trí "ông lợn" chia sẻ.
Đúng 18h, các "ông lợn" và lễ vật được rước qua các làng, ngõ trong xóm trong tiếng trống rộn ràng sau đó về đình để chuẩn bị cho lễ tế.
Từng thôn làng lại có từng phong cách rước khác nhau, có làng hát quan họ, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền. Mỗi đám rước gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và "ông lợn".
Sau đó, những con lợn này sẽ được làm thịt, trang trí đẹp mắt và lên kiệu chờ giờ đẹp để làm lễ dâng tế. Việc quan trọng nhất là trang trí cho "ông lợn".
21h ngày 13 tháng Giêng, các "ông lợn" lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của ban tổ chức và các bậc cao niên.
12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 1,2h sáng hôm sau. Sau khi làm lễ xong, các xóm làng sẽ rước các "ông lợn" trở lại nhà và chia lợn phát lộc cho các hộ gia đình.
Sau khi trang trí xong, các "ông lợn" sẽ được đưa lên chiếc kiệu đã được chuẩn bị sẵn.
Đúng 18h tối, 17 xóm bắt đầu rước kiệu các "ông lợn" về đình làng để cúng tế.
17 "ông lợn" của 17 xóm được trang trí khác nhau, tùy vào độ khéo tay của người dân.
Nhiều hộ gia đình đều thắp hương khi đoàn kiệu "ông lợn" đi qua.
Càng đến giờ cúng tế người dân đổ về ngày một đông.
Đoàn rước kiệu "ông lợn" của 17 xóm nối đuôi nhau đi vào đình làng.
Đúng 21h các "ông lợn" được đưa vào cúng tế.
Lần lượt hai "ông lợn" của hai xóm đi song song vào cúng tế.
Do các "ông lợn" nặng từ 170kg đến 230kg nên công việc rước kiệu của người dân khá vất vả.