Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này

Kỳ Vân Dương, Theo Tổ Quốc 19:14 17/08/2024
Chia sẻ

Mâm cúng Rằm tháng 7 đủ đầy gồm những gì?

Rằm tháng 7 luôn là một ngày Rằm đặc biệt trong năm, không chỉ bởi nó đánh dấu sự chuyển mình của mùa mà đây còn là dịp lễ Vu Lan - ngày báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Một năm 365 ngày đều là khoảng thời gian quý báu để bày tỏ sự biết ơn tới bậc sinh thành và tôn kính với tổ tiên. Thế nhưng, ngày Rằm tháng 7 trong năm cũng là ngày Vu Lan báo hiệu đậm đà màu sắc Phật giáo, đồng thời cũng là ngày lễ Xá tội vong nhân - ngày thể hiện lòng từ bi và sự sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn, với những linh hồn không nơi nương tựa.

Nét đặc sắc trong văn hóa tâm linh này được thể hiện qua mâm cúng, không chỉ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, người đã khuất, mà còn là dịp để mỗi người con thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong gia đình đang sống. Mâm cúng Rằm tháng 7 thường được chuẩn bị công phu, trang nghiêm với đầy đủ lễ vật như hoa quả, đèn nến, hương, vàng mã và nhất là mâm cỗ cúng với những món ăn truyền thống. Tất cả những điều này góp phần làm cho Rằm tháng 7 trở thành một ngày Rằm mang đậm giá trị tâm linh, văn hóa và tình cảm gia đình.

Bên cạnh việc bày tỏ lòng thành kính, việc chuẩn bị mâm cỗ tươm tất cũng là lời gửi gắm mong cầu đến thần linh, gia tiên cho gia đình được an ninh khang thái, bản mệnh bình an; bốn mùa không hạn ách nào xâm lược, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Mâm cúng trong ngày Rằm tháng 7 thường có mâm dâng lễ Phật, mâm cúng gia tiên và mâm cúng cô hồn (chúng sinh). Với mâm cúng gia tiên, nhiều gia đình chọn lễ chay để thể hiện sự thanh tịnh nhưng cũng có người chọn mâm lễ mặn để thể hiện sử đủ đầy, tươm tất.

Dù là mâm cúng chay hay mặn, mỗi mâm cúng đều mang giá trị tinh thần sâu sắc, thể hiện qua sự chuẩn bị cẩn thận và lòng thành từ con cái. Đây không chỉ là bản sắc văn hóa, mà còn là minh chứng cho tình cảm gia đình, sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa trần thế và thế giới tâm linh.

Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 1.

Ảnh: Vũ Thu Hương

Trong nhịp sống hối hả hiện đại, việc sắp xếp và chuẩn bị mâm cúng mặn cho ngày Rằm tháng 7 đã trở nên linh hoạt hơn để phù hợp với điều kiện và thời gian riêng của mỗi gia đình. Đã có xu hướng cúng Rằm tháng 7 sớm hơn, thậm chí một tuần trước, giúp các gia đình giảm bớt gánh nặng công việc và tận hưởng không khí mùa lễ một cách thư thái vào ngày Rằm. Mâm cúng sớm thường đầy đủ từ hoa quả đến các món ăn truyền thống, trong khi ngày chính Rằm có thể chỉ cần cúng những lễ vật giản dị, tinh tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm truyền thống cho rằng việc chuẩn bị mâm cúng phải được tiến hành cận kề ngày Rằm, đảm bảo sự trang trọng và lòng thành kính được thể hiện đầy đủ nhất.

Vậy mâm cúng mặn trong ngày Rằm tháng 7 gồm những gì?

 

Mâm cúng mặn ngày Rằm tháng 7 cũng không có nhiều khác biệt so với các ngày Rằm khác. Chuẩn bị đơn giản hay cầu kỳ, nhiều món hay ít món tùy thuộc vào điều kiện của từng gia chủ. Tuy nhiên, về cơ bản, mâm cúng vẫn không thể thiếu được gà luộc, nem rán, canh măng/canh mọc, món xào (xào rau củ, xào thập cẩm,...), món súp, hoa quả, bánh trái,...

Nếu bạn chưa biết nên chọn món nào để thực hiện bày mâm cúng ngày Rằm tháng 7, quý bạn có thể tham khảo mâm lễ mặn của chị Vũ Thu Hương (sống tại Hà Nội) để dồi dào thêm ý tưởng chuẩn bị mâm của gia đình mình thêm đủ đầy, chu đáo.

Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 2.

Ảnh: Vũ Thu Hương

1. Gà luộc cánh tiên

2. Nem công chả phượng

Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 3.
Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 4.
Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 5.

Phần nem công được thực hiện từ chả mực và nem hải sản; phần chả phượng được thực hiện từ chả quế. Ảnh: Vũ Thu Hương

3. Chim quay ngũ vị

4. Tôm sú hấp sả bia

5. Canh măng sườn móng/canh bóng thập cẩm

Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 6.
Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 7.

Ảnh: Vũ Thu Hương

6. Bò xào lúc lắc

7. Nộm đu đủ bò khô

8. Bánh bao hoa sen

9. Phần lễ ngọt có bánh trung thu, trà hoa sen, chè cốm hạt sen, bánh cốm, quả thị.

Gửi gắm tâm thành qua mâm cúng Rằm tháng 7: Lễ vật đủ đầy đến mấy cũng không thể thiếu được thứ này- Ảnh 8.

Ảnh: Vũ Thu Hương

Trong không khí đầy màu sắc tâm linh của mâm cúng Rằm tháng 7, mỗi bình hoa tươi, mỗi đĩa quả ngọt được đặt lên như lời gửi gắm tâm thành nhất. Dù cho mâm cúng có tươm tất đến đâu, thì sự hiện diện của những hoa tươi quả ngọt, đặc biệt là những thức quà theo mùa như cốm, thị, sen, hồng vẫn luôn được xem là gia vị tinh thế cho mâm cúng, bởi lẽ chúng không chỉ là biểu tượng của sự biết ơn và hiếu thảo mà con cái muốn dành cho ông bà, cha mẹ, mà còn là nét đẹp văn hóa, trân trọng giá trị truyền thống. Vào ngày Vu Lan báo hiếu, sự xuất hiện của các thức quà mùa thu này lại càng thêm phần ý nghĩa, thể hiện tình cảm sâu nặng mà chúng ta luôn muốn bày tỏ qua từng lễ vật, qua từng nghi lễ tưởng nhớ và tri ân.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày